backup og meta

6 Cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà nhanh chóng, hữu hiệu

6 Cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà nhanh chóng, hữu hiệu

Tình trạng đau bụng khiến con yêu luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này có thể làm trẻ biếng ăn dẫn đến chậm lớn. Bố mẹ hãy cùng Hello Bacsi tham khảo một số cách giảm đau bụng cho trẻ dưới đây.

Trẻ có thể bị đau bụng vì nhiều lý do, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, căng thẳng, ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn và nghiêm trọng hơn cả là viêm ruột thừa. Cơn đau sẽ làm bé uể oải, ăn không ngon, ngủ ít. Tuy nhiên, một số mẹo nhỏ trong bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ để con mau chóng phục hồi.

6 cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà

Bạn hãy thử áp dụng một số cách giảm đau bụng cho con sau:

Cách 1: Chườm ấm giúp giảm đau bụng ở trẻ em

Bạn hãy dùng khăn ấm hoặc bình nước ấm và áp lên vùng bụng của con hay nơi nào bé cảm thấy đau. Cố gắng giữ cho bé nằm thẳng thay vì nằm nghiêng. Giữ khăn trong vòng 15 phút, lặp lại vài lần trong ngày. Ngoài ra, bạn nên ngồi bên cạnh con và kiểm tra độ nóng của khăn hay bình nước để tránh bé bị bỏng nhé.

Cách 2. Massage bụng

Bạn nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của bé theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút, lặp lài vài lần mỗi ngày. Phương pháp này có thể giúp làm giảm tình trạng đau bụng do táo bón ở trẻ em.

Cách 3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống của con trong vài ngày khi bé đang bị đau bụng. Bạn nên bỏ qua những món ăn cay và cho bé uống nước ấm cùng với thức ăn thanh đạm đến khi bé bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Những thực phẩm này có thể bao gồm nước, cháo, súp, trà gừng…

Cách 4. Cho trẻ dùng thuốc giảm đau

trẻ dùng thuốc giảm đau bụng

Trẻ bị đau bụng phải làm sao? Có nên dùng thuốc không? Trong một số trường hợp, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau nếu bé cảm thấy quá khó chịu. Cách chữa đau bụng ở trẻ em bằng thuốc cần đảm bảo liều lượng thích hợp theo hướng dẫn trên chai thuốc dựa vào độ tuổi hay cân nặng của bé.

Cách 5. Giúp tinh thần bé thoải mái

Đối với vấn đề nên làm gì khi trẻ bị đau bụng? Bí quyết không thể bỏ qua là bạn hãy để tinh thần bé được thoải mái nhất có thể. Nếu được, bạn nên ôm ấp con và dành thời gian với bé để giúp bé giảm stress cũng như làm con phân tâm không còn nhớ mình đang bị đau bụng. Lúc này, bạn có thể cùng con xem phim hoạt hình hoặc chơi trò chơi trên thiết bị điện tử.

Cách 6. Cho bé vận động ngoài trời

Một cách giảm đau bụng cho bé nên được cân nhắc là bạn hãy đưa bé ra ngoài chơi và vận động cơ thể. Hãy khuyến khích con đi bộ hoặc các hình thức vận động nhẹ nhàng,. Những hoạt động này giúp kích thích đường tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhắc nhở bé không nên chạy nhảy quá sức vì nếu vận động quá mạnh sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sau khi bạn đã áp dụng các cách giảm đau bụng như trên mà bé vẫn không hết đau bụng hay tình trạng đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng ở trẻ em

thực phẩm giảm đau bụng ỏ trẻ em

Một số thực phẩm có thể giúp trẻ giảm đau bụng mà bố mẹ có thể áp dụng cho con:

1. Cho trẻ ăn sữa chua giúp giúp giảm đau bụng ở trẻ em

Khi trẻ nhỏ bị đau bụng, bạn hãy cho con ăn nhẹ bằng món sữa chua. Món ăn này chứa nhiều chất trung hòa tuyệt vời để giúp bé thoát khỏi tình trạng đau bụng. Nếu cơn đau liên quan đến bệnh tiêu chảy, thì những vi khuẩn tốt có trong sữa chua sẽ giúp bù đắp lượng chất dinh dưỡng trong dạ dày và ruột của bé đang bị mất đi. Chúng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng, cho phép cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn thay vì thải ra.

2. Trà hoa cúc là cách giảm đau bụng ở trẻ nhỏ khá thú vị

Một tách trà hoa cúc có thể có hiệu quả trong việc giảm sự co bóp của dạ dày. Hoa cúc là liều thuốc an thần và chống viêm đến từ thiên nhiên. Trà hoa cúc sẽ giúp thư giãn các cơ bụng và từ đó giảm bớt đau bụng ở trẻ nhỏ. 

3. Mật ong

Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, đường và carbohydrate. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong do nguy cơ bị ngộ độc. Nếu bé trong độ tuổi tập đi, bạn có thể pha trà có thêm chút mật ong để gia tăng hương vị và làm dịu dạ dày.

Lời khuyên cho bố mẹ khi trẻ bị đau bụng

Để ngăn ngừa tình trạng đau bụng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, bạn nên đảm bảo con ngủ nghỉ đầy đủ, ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên, tránh ăn quá no trước khi đi ngủ.

Đối với tình trạng đau bụng nặng kèm theo nôn mửa, sốt và ăn mất ngon, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ khám. Cơn đau xuất hiện phía dưới rốn và bên phải có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Trong trường hợp đó, trẻ cần được điều trị ngay lập tức.

Trên đây là một số chia sẻ về cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Tìm hiểu nguyên nhân bé bị đau bụng và cách phòng ngừa” để phòng ngừa đau bụng cho trẻ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Relieve Stomach Cramping in Kids. https://www.livestrong.com/article/527606-how-to-help-relieve-stomach-cramping-in-kids/ Ngày truy cập 12/03/2018

Stomach Aches. https://www.parents.com/health/stomach-ache/ Ngày truy cập 12/03/2018

Abdominal Pain in Children Treatment. https://www.webmd.com/first-aid/abdominal-pain-in-children-treatment Ngày truy cập 21/02/2019

9 All-Natural Tummy Ache Remedies. https://www.parents.com/health/stomach-ache/natural-tummy-ache-remedies/ Ngày truy cập 21/02/2019

Abdominal pain in children

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/abdominal-pain-in-children Truy cập ngày 30/12/2022

Abdominal pain

https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Abdominal_pain/ Truy cập ngày 30/12/2022

Managing nonspecific abdominal pain in children and young people

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7721387/ Truy cập ngày 30/12/2022

Phiên bản hiện tại

30/12/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 30/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo