backup og meta

Trẻ thay răng sớm phải "đối mặt" những nguy cơ gì? Bạn nên làm thế nào?

Trẻ thay răng sớm phải "đối mặt" những nguy cơ gì? Bạn nên làm thế nào?

Việc thay răng sữa để mọc răng xương (hay răng vĩnh viễn) là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Thông thường, các bé sẽ thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tuổi nhưng vẫn có trường hợp trẻ thay răng sớm hơn thời điểm này.

Thời điểm trẻ thay răng sữa thường phụ thuộc vào thể chất của bé cũng như cách chăm sóc răng cho trẻ của cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ thay răng quá sớm không phải là dấu hiệu tốt và có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khớp cắn của răng về sau. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau để biết nên làm thế nào trong việc xử lý vấn đề này nhé!

Khi nào trẻ thay răng sữa?

Răng sữa là bộ răng đầu tiên của trẻ và thường mọc đầy đủ 20 chiếc răng khi trẻ được 3 tuổi. Khi bé thay răng, quá trình này sẽ diễn ra theo thứ tự răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước với các mốc thời gian sau:

  • Thông thường, răng sữa của bé sẽ rụng lần đầu tiên vào khoảng 5 hoặc 6 tuổi, bao gồm răng cửa hàm dưới và hàm trên.
  • Răng hàm thường sẽ rụng trong độ tuổi từ 10 – 12 và được thay thế bằng răng hàm vĩnh viễn vào khoảng 13 tuổi.

Nhìn chung, trẻ em thường thay răng trong khoảng 6 đến 12 tuổi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ thay răng sớm hơn hoặc muộn hơn vì một lý do nào đó. Đây có thể là điều bất thường và ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng nhai, yếu tố thẩm mỹ răng miệng của bé. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến nha sĩ trong những trường hợp sau để có hướng điều trị phù hợp và an toàn:

  • Trẻ rụng răng sữa khi mới 4 tuổi hoặc nhỏ hơn.
  • Trẻ chưa rụng chiếc răng sữa nào dù đã 8 tuổi.
  • Răng vĩnh viễn của trẻ bắt đầu mọc chồi lên dù răng sữa chưa lung lay.

Trẻ thay răng sớm thường tiềm ẩn những nguy cơ gì? Bạn nên làm thế nào?

trẻ thay răng sớm

Răng sữa hiếm khi rụng quá sớm một cách tự nhiên. Thông thường, trẻ thay răng sớm là do sâu răng, tai nạn chấn thương hoặc bệnh lý răng miệng nào đó. Nhiều cha mẹ có thể chủ quan khi răng sữa của con rụng sớm vì cho rằng theo thời gian sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.

Tuy nhiên, việc trẻ thay răng sớm là một vấn đề đáng lo ngại hơn bạn nghĩ. Khi răng sữa của trẻ bị rụng quá sớm trước khi răng viễn mọc lên sẽ tạo ra khoảng trống trên hàm răng và làm cho các răng xung quanh lấn sang gây ra sự xô lệch. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình mọc răng vĩnh viễn ở vị trí đó về sau.

Đồng thời, răng sữa còn có chức năng “định vị” cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ. Vì vậy, khi một chiếc răng sữa rụng sớm và khiến các răng sữa lân cận dịch chuyển sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch theo và mọc chen chúc với nhau. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây mất thẩm mỹ, lệch khớp cắn và khó vệ sinh răng miệng.

Vậy bạn nên làm thế nào khi trẻ thay răng sớm? Với những ảnh hưởng phức tạp như trên, bạn nên đưa bé đến nha sĩ càng sớm càng tốt nếu trẻ bị rụng răng sữa vào khoảng 4 tuổi hoặc nhỏ hơn. Thông thường, các nha sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc dụng cụ để duy trì chỗ trống nơi răng sữa bị rụng.

Điều này giúp các răng lân cận không mọc lệch sang, “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí và không bị chen lấn. Bạn cần lưu ý đảm bảo cho trẻ đi khám răng định kỳ để được nha sĩ theo dõi và đảm bảo sự phát triển bình thường của răng.

Bạn cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng trẻ thay răng sớm?

trẻ thay răng sớm

Một số phụ huynh cho rằng việc chăm sóc răng sữa không quan trọng như răng vĩnh viễn vì răng này về sau sẽ rụng đi. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ nhai thức ăn, tập nói và “định hướng” cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Vì vậy, bạn nên giúp bé yêu chăm sóc răng sữa đúng cách để hạn chế trường hợp trẻ thay răng sớm, các giải pháp bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng: Dạy bé duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày và súc miệng sau khi ăn để giữ vệ sinh răng miệng. Ba mẹ nên ưu tiên cho bé dùng kem đánh răng dành cho trẻ em có chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng.
  • Chế độ ăn:Cha mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn khoa học và bổ sung đủ canxi (thịt, cá, sữa, rau xanh…) giúp răng bé phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, ba mẹ cần hạn chế không cho bé ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo… hoặc các thức ăn gây dính răng để tránh sâu răng.
  • Bảo vệ răng: Trẻ em có thể thay răng sớm do chấn thương, va đập. Do đó, bạn cần lưu ý cho con dùng dụng cụ bảo vệ răng khi bé vận động hoặc chơi thể thao để tránh bị chấn thương vùng răng hàm mặt.
  • Khám răng định kỳ: Cho trẻ đi khám răng định kỳ để được nha sĩ phát hiện sớm các bệnh lý răng nướu nếu có nhằm điều trị sớm, dễ dàng và hiệu quả trước khi trẻ mọc răng cấm.

Việc trẻ thay răng sớm hơn bình thường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn và gây mất thẩm mỹ, lệch khớp cắn của hàm răng về sau. Vấn đề này tuy có thể được khắc phục bằng các phương pháp chỉnh nha khi trẻ lớn hơn nhưng bạn vẫn nên cho con đến nha sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện răng sữa rụng trước khi con được 6 tuổi. Bởi việc điều trị sớm sẽ ít gây xâm lấn và giảm bớt khó khăn cũng như không mất quá nhiều thời gian như khi phải chỉnh nha.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Teeth development in children

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/teeth-development-in-children Truy cập ngày 04/10/2021

When Children Begin to Lose their Baby Teeth

https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/oral-health/Pages/When-Children-Begin-to-Lose-their-Baby-Teeth.aspx Truy cập ngày 04/10/2021

At what age do children start losing their baby teeth?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/expert-answers/baby-teeth/faq-20058532 Truy cập ngày 04/10/2021

Early Baby Tooth Loss: What To Do

https://www.smiletownlangley.com/site/blog/2018/02/28/early-baby-tooth-loss-children-what-to-do-dentist-langley Truy cập ngày 04/10/2021

Can a Child Lose a Baby Tooth Too Soon?

https://www.dogwoodsmiles.com/PediatricDentistryBlog/2020/03/20/can-a-child-lose-a-baby-tooth-too-soon/ Truy cập ngày 04/10/2021

Phiên bản hiện tại

05/10/2021

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 05/10/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo