backup og meta

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao?

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao?

Sún răng hay răng sữa bị sún là một tình trạng nha khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù chỉ mang tính tạm thời nhưng răng sữa đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo răng vĩnh viễn của bé mọc đúng vị trí. Vì thế, mẹ nên biết cách chăm sóc răng sữa, hiểu rõ khi trẻ bị sún răng sữa phải làm sao để giúp bảo vệ hàm răng chắc khỏe cho con. 

Khi trẻ được khoảng từ 6 đến 10 tháng, những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Trẻ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng khi được khoảng 24 tháng tuổi. Sau đó những chiếc răng trưởng thành sẽ dần xuất hiện thay thế cho răng sữa và trở thành răng vĩnh viễn của con. Nhưng có không ít trẻ lại bị sâu răng và sún răng sữa trước khi chúng “hoàn thành nhiệm vụ và rời nhiệm sở” nhường chỗ cho răng trưởng thành gây ra một số vấn đề sức khỏe răng miệng. Vậy khi trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết này nhé! 

Sún răng là gì? 

Tương tự như cấu trúc của răng vĩnh viễn, bên ngoài chân răng sữa cũng được bao phủ một lớp ngà răng rồi đến lớp men răng cứng ngoài cùng. Tuy nhiên, phần men cứng này ở răng sữa thường mỏng manh hơn và dễ bị tổn thương, khiến chúng có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Khi tình trạng sâu răng “ăn” dần vào chân răng sẽ khiến chúng mủn và tiêu đi, phần chân răng bị giảm thể tích đáng kể. Hiện tượng này được gọi là sún răng. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng sữa

nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ nhỏ thường bị sâu răng dẫn đến sún răng bởi nhiều nguyên nhân. Nắm rõ những nguyên nhân này giúp các bậc phụ huynh sẽ có giải pháp cho vấn đề trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. 

  • Trẻ thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (bao gồm cả đường và tinh bột) như kẹo, bánh, socola, sữa,… tạo nguồn thức ăn cho các vi khuẩn gây sâu răng. 
  • Trong thời kỳ bào thai, mầm răng của bé được hình thành từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Vì vậy, mẹ có chế độ ăn thiếu hụt canxi, chất khoáng… cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển và cấu trúc vững chắc của răng sữa. 
  • Trẻ bú bình, uống sữa công thức, nước ép trái cây hoặc các loại đồ uống có đường khác trước khi đi ngủ. Các loại thức uống này sẽ tạo mảng bám dính chắc trên men răng, nuôi dưỡng môi trường để vi khuẩn tấn công men răng. Tình trạng này còn được gọi là sún răng sữa do bú bình
  • Trẻ thiếu fluor và canxi khiến răng sữa dễ bị tổn thương. Florua là một khoáng chất tự nhiên có khả năng ngăn ngừa sâu răng và đảo ngược tình trạng tổn thương sớm gây sún răng. 
  • Chải răng sai cách cũng là một nguyên nhân dẫn đến sún răng sữa ở trẻ. Đánh răng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ sớm những mảng bám trên răng – một phần của quá trình gây sún răng ở trẻ. 

Bị sún răng sữa gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? 

trẻ bị sún răng sữa phải làm sao

Tình trạng sâu răng và sún răng sữa khá phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ bị sún răng sữa là bình thường, không có gì phải lo lắng cả. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chủ quan và không có hướng xử lý sớm, việc răng sữa bị sún có thể để lại nhiều ảnh hưởng về sức khỏe thể chất lẫn tâm lý của trẻ, điển hình như: 

1. Ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ 

Răng bị sún khiến trẻ gặp khó khăn cho việc nhai hoặc một số trường hợp chân răng lộ ra bên ngoài gây đau nhức khi trẻ nhai thức ăn. Điều này kéo dài tạo nên tâm lý e ngại thậm chí là lo sợ ở trẻ, trẻ dần biếng ăn, dẫn đến chậm tăng cân và gặp các vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng khác. 

2. Tâm lý xấu hổ 

Trẻ bị sún răng sữa có thể cảm thấy xấu hổ khi cười hoặc thậm chí là bị chọc ghẹo gây ảnh hưởng đến sự tự tin của con. Đồng thời tình trạng sún răng cũng khiến trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn khi trưởng thành. Điều này cũng ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của trẻ. 

Việc răng bị sún cũng có thể khiến trẻ phát âm không chuẩn, ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. 

3. Các vấn đề sức khỏe khác nếu sâu răng kéo dài 

Nhiều bố mẹ phớt lờ trước câu hỏi nếu trẻ bị sún răng phải làm sao vì nghĩ đây là một điều bình thường trong quá trình phát triển của con. Nhưng trong số ít trường hợp, sâu răng có thể dẫn đến áp xe, hình thành túi mủ ở chân răng gây nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

Ngoài ra, khi trẻ bị sún răng sữa thì những chiếc răng trưởng thành sẽ khó để “định vị” vị trí của chúng, khiến răng mọc lệch, lộn xộn, lòi xỉ hay lệch hàm. Khi trẻ trưởng thành, bạn sẽ mất nhiều thời gian cũng như chi phí để chỉnh nha cho con. 

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao?  

trẻ bị sún răng sữa phải làm sao

Chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà  

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sâu răng hay sún răng sữa, tốt nhất mẹ nên đưa con đến nha khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chăm sóc răng miệng phù hợp. 

Nếu tình trạng sâu răng mới chớm, các đốm li ti màu trắng ngà chỉ mới xuất hiện trên răng sữa của con thì mẹ dùng nước muối sinh lý để ngăn chặn sự phát triển của sâu răng. Nước muối sinh lý được biết là có đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn. Vậy nên việc cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa nguy cơ bị sún răng. 

Can thiệp nha khoa cho trẻ bị sún răng 

Trong những trường hợp răng sún nhẹ, nha sĩ thường tiến hành trám vết súng cho trẻ để ngăn chặn nguy cơ lan rộng. Răng sâu hoặc sún nếu được trám sớm sẽ đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ của răng, đảm bảo cho hoạt động ăn uống của trẻ. 

Nếu răng sún nặng, hình thành lỗ sâu lớn hoặc mòn hết răng thì tùy vào độ tuổi mà nha sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng sữa hay không. Nguyên do là bởi việc nhổ bỏ răng sữa trước tuổi thay răng (6 tuổi) có thể khiến răng vĩnh viễn của trẻ mọc lệch. 

Có thể bạn quan tâm

Mách nhỏ cách phòng ngừa sún răng sữa cho trẻ 

trẻ bị sún răng sữa phải làm sao

Bố mẹ nên chủ động chăm sóc răng miệng cho con đúng cách, phòng ngừa nguy cơ sún răng sữa ở trẻ từ sớm. Dưới đây là những điều bố mẹ cần lưu ý: 

  • Ngay trong thai kỳ, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu đạm, giàu canxi. 
  • Rèn cho bé thói quen ăn uống tốt, ví dụ như không ăn nhiều quà vặt, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. 
  • Rèn cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Tập cho bé thói quen đánh răng, súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. 
  • Đối với trẻ nhỏ, ngay cả trước khi những chiếc răng sữa xuất hiện, mẹ có thể dùng rơ lưỡi để làm sạch nướu và khoang miệng cho con. 
  • Tham vấn ý kiến bác sĩ về việc bổ sung Fluor khi cần thiết cho con. 
  • Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần. 

Hello Bacsi hy vọng những thông tin trên đây đã giúp gỡ rối cho bố mẹ nỗi lo khi trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Việc cho con đi khám nha khoa mỗi 6 tháng một lần, khám ngay khi có dấu hiệu sâu răng là rất cần thiết, để bố mẹ chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa sún răng ở trẻ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dental Caries (Tooth Decay) in Children Ages 2 to 11 Years

https://www.nidcr.nih.gov/research/data-statistics/dental-caries/children#dental-caries-in-the-primary-baby-teeth-children-ages-2-to-5-years  Ngày truy cập 25/5/2023

Tooth decay – young children – Better Health Channel

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/tooth-decay-young-children Ngày truy cập 25/5/2023

Tooth Decay (Caries or Cavities) in Children | Johns Hopkins Medicine

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/tooth-decay-caries-or-cavities-in-children Ngày truy cập 25/5/2023

Cavities/tooth decay – Symptoms and causes – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cavities/symptoms-causes/syc-20352892# Ngày truy cập 25/5/2023

Tooth Decay with Baby Bottles | MouthHealthy – Oral Health Information from the ADA

https://www.mouthhealthy.org/all-topics-a-z/tooth-decay-with-baby-bottles Ngày truy cập 25/5/2023

Cách Chữa Sâu Răng Ở Trẻ Em An Toàn Mà Hiệu Quả Cao

https://www.thuocdantoc.org/cach-chua-sau-rang-o-tre-em.html Ngày truy cập 25/5/2023

Dinh dưỡng và sự phát triển hệ răng của trẻ

https://bvndtp.org.vn/dinh-duong-va-su-phat-trien-he-rang-cua-tre/

Ngày truy cập 25/5/2023

Phiên bản hiện tại

29/05/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 29/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo