backup og meta

Trẻ không được bú mẹ sẽ hay ốm hơn do sức khỏe đường ruột kém?

Trẻ không được bú mẹ sẽ hay ốm hơn do sức khỏe đường ruột kém?

Sữa mẹ có chứa nhiều thành phần giúp xây dựng và hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch của bé, đặc biệt là các kháng thể giúp bảo vệ con trước các vi khuẩn, virus gây bệnh và các tác nhân gây hại khác. Do đó, nếu trẻ không được bú mẹ, con có nguy cơ đau ốm thường xuyên hơn. Tuy nhiên, điều này không chỉ vì trẻ thiếu hụt các kháng thể mà còn có liên quan đến sức khỏe đường ruột kém bởi khoảng 70% tế bào miễn dịch tập trung ở đường ruột. Trong bài viết bên dưới, TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Nhi TW sẽ giải thích rõ hơn vì sao trẻ không được bú mẹ hay bị ốm và hướng dẫn cách chăm sóc dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh từ những tháng đầu đời.

Vì sao trẻ không được bú mẹ hay bị ốm? Liệu có liên quan đến sức khỏe đường ruột?

Đối với trẻ nhỏ, sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột có vai trò hết sức quan trọng. Hệ vi sinh đường ruột không chỉ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa – hấp thu mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể về lâu dài. Trong giai đoạn đầu đời, việc hệ vi sinh vật đường ruột chưa hoàn thiện sẽ góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe chung của trẻ đặc biệt là sức đề kháng nên trẻ dễ mắc các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón … [1].

1000 ngày đầu đời là thời điểm quan trọng để phát triển hệ vi sinh đường ruột cho bé. Trong giai đoạn này, các lợi khuẩn “cư ngụ” tại đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa và rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện của hệ thống miễn dịch [1]. Do đó, mẹ sẽ cần giúp bé bổ sung thêm đầy đủ cả lợi khuẩn và thức ăn cho lợi khuẩn là các prebiotics để tối ưu hóa lợi ích của lợi khuẩn và hạn chế hại khuẩn phát triển.

Bifidobacterium và Lactobacillus là những lợi khuẩn quan trọng nhất trong những năm đầu đời mà mẹ cần bổ sung cho trẻ [2]. Các lợi khuẩn đường ruột này có vai trò giúp tăng cường hàm lượng kháng thể, hỗ trợ điều hòa hoạt động của các tế bào miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể nâng cao hiệu quả miễn dịch và hạn chế các yếu tố gây hại, góp phần phòng chống các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ [3], [4].

Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn, việc nuôi dưỡng và giúp các chủng lợi khuẩn này phát triển thuận lợi cũng rất quan trọng. Trẻ sẽ cần được cung cấp các thành phần để nuôi dưỡng lợi khuẩn như chất xơ, điển hình là HMO [4]. HMO là dưỡng chất đa lượng, không chỉ là “món ăn khoái khẩu” cho lợi khuẩn mà khi vào đường tiêu hóa, thành phần này còn được lên men bởi các vi sinh vật cư trú tại đây để tạo thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA). Các SCFA này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm củng cố chức năng hàng rào ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể [2], [4].

Có hơn 200 cấu trúc HMO khác nhau đã được biết đến. So với các sản phẩm sữa trên thị trường chỉ chứa 5 HMO thì công thức sữa được cải tiến sẽ có chứa 6 HMO bao gồm DFL, 2’-FL, 3-FL, 3’-SL, 6’-SL, LNT mang đến những lợi ích đối với sức khỏe của bé. 3-FL là một trong những HMO có thể được hấp thu vào hệ tuần hoàn với hàm lượng khoảng 1-5% tổng lượng dung nạp qua đường tiêu hóa và thực hiện các chức năng miễn dịch [5], [6]. DFL giúp hỗ trợ phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ [7]. Đặc biệt, nghiên cứu chứng minh, khi kết hợp 6 HMO với nhau sẽ mang đến các lợi ích như: [8]

  • Có thể giúp đa dạng hệ lợi khuẩn ở một số chủng, hỗ trợ cân đối hệ vi sinh đường ruột.
  • Có tiềm năng tạo sự tương hỗ & cộng hưởng ở một số chủng lợi khuẩn, từ đó giúp tối ưu hóa hệ vi sinh đường ruột, nâng cao hiệu quả miễn dịch cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng gấp đôi lượng axit-béo chuỗi ngắn (SCFA), một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn cho bé, đặc biệt là 2 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus. Ngoài ra, sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp HMO cho bé. Do đó, nếu bé không được bú mẹ mà không có giải pháp dinh dưỡng bổ sung phù hợp thì sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Theo các nghiên cứu, trẻ không được bú mẹ thì hệ vi sinh vật đường ruột thường kém đa dạng hơn và ít các lợi khuẩn hơn [3]. Số lượng lợi khuẩn Bifidobacteria giảm đi có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ như đau bụng, táo bón, bệnh celiac, bệnh viêm ruột, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen suyễn, béo phì… cũng như giảm hiệu quả ngừa bệnh khi tiêm vaccine [9], [10].

“Đối với trẻ không bú mẹ, hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi theo hướng kém đa dạng và ít các lợi khuẩn sẽ dẫn đến sức khỏe đường ruột kém, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ miễn dịch khiến trẻ hay bị ốm hơn. Vì vậy, trong chăm sóc dinh dưỡng, mẹ nên chọn cho con nguồn sữa có chứa nhiều lợi khuẩn và thức ăn của chúng là các prebiotics để thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột phát triển khỏe mạnh”, TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục chia sẻ.

Không thể cho bé bú – Bí quyết dinh dưỡng nào giúp trẻ nhận được 6 HMO để phát triển hệ vi sinh đường ruột?

dinh dưỡng cho đường ruột của trẻ

Thực tế, không phải mẹ nào cũng đủ điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ. Một số mẹ sinh mổ sữa không về kịp, ít sữa hoặc mẹ không đủ điều kiện cho bé bú khi phải quay lại công việc, sức khỏe không tốt, gặp vấn đề tâm lý, đang dùng thuốc…[11], [12]. Do đó, để con được chăm sóc sức khỏe đường ruột hiệu quả, mẹ cần cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng bổ sung tốt nhất.

Hiện nay, công thức sữa có sự đột phá lần đầu tiên tại Việt Nam có chứa 6 HMO, đặc biệt là có đồng thời 2’-FL và DFL. Khi kết hợp 2 HMO này với nhau sẽ tạo ra bộ đôi giúp gia tăng lợi khuẩn Bifidobacterium spp [14]. Đây là sản phẩm sữa được cải tiến để đạt chất lượng quốc tế, có đủ 6 HMO, thành phần đạt khoảng 58% tổng lượng HMO có trong sữa mẹ và chiếm hàm lượng cao nhất trên thị trường. Sự kết hợp của 6 HMO với các cấu trúc đủ ở cả 3 phân nhóm chính sẽ mang đến những lợi ích như [8]:

  • Hỗ trợ cân đối và tối ưu hệ vi sinh đường ruột.
  • Nâng cao hiệu quả miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Có thể giúp tăng lượng axit béo chuỗi ngắn SCFA, một hoạt chất sinh học tiềm năng trong việc tăng cường sức khỏe trẻ.

Song hành cùng 6 HMO là 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGGTM trong 100g bột giúp trẻ cân đối hệ vi sinh đường ruột, bổ sung đa dạng lợi khuẩn cần cho sự phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, sữa còn có chứa đạm whey giàu alpha-lactalbumin với hàm lượng khoảng 2,2g/lít “kéo gần khoảng cách” với sữa mẹ, giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu dễ dàng để phát triển tối ưu.

Về nhóm prebiotics, công thức sữa cải tiến không chỉ chứa HMO mà còn chứa chất xơ hòa tan phổ biến nhất FOS và GOS giúp phát triển lợi khuẩn, từ đó góp phần giảm đi hại khuẩn [15], [16]. Vì vậy, đây là giải pháp chăm sóc dinh dưỡng thay thế tốt giúp con nâng cao sức khỏe đường ruột, tăng sức đề kháng để tránh ốm vặt hiệu quả trong giai đoạn đầu đời.

Sức khỏe đường ruột sẽ góp phần khiến trẻ dễ bị ốm, đặc biệt là các bệnh về nhiễm trùng tiêu hóa. Vì vậy, nếu không thể cho bé bú thì mẹ nên chọn cho con nguồn sữa có 6 HMO và 2 tỷ lợi khuẩn BB-12TM và LGG để hỗ trợ bảo vệ con tốt nhất.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Special Issue: The Impact of Early Life Nutrition on Gut Maturation and Later Life Gut Health https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10058133/ Ngày truy cập 13/12/2024

2. Relationship between Gut Microbiota and Allergies in Children: A Literature Review

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10255222/ Ngày truy cập 13/12/2024

3. Difference in the Intestinal Microbiota between Breastfeed Infants and Infants Fed with Artificial Milk: A Systematic Review

https://www.mdpi.com/2076-0817/13/7/533 Ngày truy cập 13/12/2024

4. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7764098/ Ngày truy cập 13/12/2024

5. Rousseaux A, Brosseau C, Le Gall S, Piloquet H, Barbarot S, Bodinier M. Human Milk Oligosaccharides: Their Effects on the Host and Their Potential as Therapeutic Agents. Front Immunol. 2021;12:680911. Published 2021 May 24. doi:10.3389/fimmu.2021.680911 [Link].

6. Goehring KC, Kennedy AD, Prieto PA, Buck RH. Direct evidence for the presence of human milk oligosaccharides in the circulation of breastfed infants. PLoS One. 2014;9(7):e101692. Published 2014 Jul 7. doi:10.1371/journal.pone.0101692 [Link].

7. Craft KM, Townsend SD. Mother Knows Best: Deciphering the Antibacterial Properties of Human Milk Oligosaccharides. Acc Chem Res. 2019;52(3):760-768. doi:10.1021/acs.accounts.8b00630 [Link].

8. Combining Bifidobacterium longum subsp. infantis and human milk oligosaccharides synergistically increases short chain fatty acid production ex vivo

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11298527/#MOESM1:~:text=Microbiota-based%20differences%20link,then%20for%20infant%20donors. Ngày truy cập 13/12/2024

9. Impact of Bifidobacterium longum Subspecies infantis on Pediatric Gut Health and Nutrition: Current Evidence and Future Directions

https://www.mdpi.com/2072-6643/16/20/3510#:~:text=Reduced%20levels%20of%20bifidobacteria%20in,in%20wealthier%20countries%20%5B11%5D. Ngày truy cập 13/12/2024

10. The diseases-associated dysbiosis and the proposed probiotics

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9150060/table/T2/ Ngày truy cập 13/12/2024

11. Feeding your baby with formula 

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/feeding-your-baby-with-formula Ngày truy cập 13/12/2024

12. Breastfeeding and Delayed Milk Production

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/breastfeeding-and-delayed-milk-production Ngày truy cập 13/12/2024

13. Regional variations in human milk oligosaccharides in Vietnam suggest FucTx activity besides FucT2 and FucT3 https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6235895/ 

14. Strain-specific strategies of 2′-fucosyllactose, 3-fucosyllactose, and difucosyllactose assimilation by Bifidobacterium longum subsp. infantis Bi-26 and ATCC 15697

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7522266/figure/Fig2/ Ngày truy cập 13/12/2024

15. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7019891/ Ngày truy cập 13/12/2024

16. Prebiotics: Definition, Types, Sources, Mechanisms, and Clinical Applications

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6463098/ Ngày truy cập 13/12/2024

Phiên bản hiện tại

08/01/2025

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan


Tham vấn y khoa:

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo