backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Chăm sóc trẻ sau mổ phình đại tràng bẩm sinh như thế nào?

Hỏi đáp Bác sĩ: Chăm sóc trẻ sau mổ phình đại tràng bẩm sinh như thế nào?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ, 

Con em 4 tháng tuổi, được chẩn đoán bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh đoạn ngắn. Cháu được bác sĩ chỉ định mổ nội soi để điều trị và ngăn ngừa biến chứng của tình trạng này. Bác sĩ cho em hỏi là con em còn khá nhỏ, con bú mẹ hoàn toàn thì mổ phình đại tràng bẩm sinh có biến chứng gì nguy hiểm không, gia đình cần chăm sóc trẻ sau mổ phình đại tràng bẩm sinh như thế nào để ngăn ngừa biến chứng, phòng tránh nhiễm trùng và giúp bé nhanh hồi phục. 

Cảm ơn bác sĩ. 

Minh Lê, đường Phạm Văn Đồng, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức 

Bác sĩ trả lời 

Chào bạn Minh Lê 

Với câu hỏi biến chứng sau mổ phình đại tràng bẩm sinh và cần chăm sóc trẻ sau mổ phình đại tràng bẩm sinh như thế nào để ngăn ngừa biến chứng, phòng tránh nhiễm trùng và giúp trẻ nhanh hồi phục, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:

Phình đại tràng bẩm sinh hay còn gọi là bệnh Hirschprung, thường được chẩn đoán ở 1/5.000 trẻ sơ sinh, là một dị tật bẩm sinh do thiếu các tế bào thần kinh ruột được gọi là tế bào hạch. Những tế bào thần kinh này giúp ruột co giãn để tống phân ra ngoài. Nếu không có các tế bào thần kinh này, ruột không thể co giãn, do đó khiến trẻ sơ sinh thường không thể tự đi tiêu và bị táo bón nghiêm trọng. Do đó việc phẫu thuật loại bỏ các phần đại tràng không có tế bào thần kinh sẽ được tiến hành để điều trị căn bệnh này cho trẻ. Bác sĩ sẽ loại bỏ lớp niêm mạc của các phần bị bệnh đại tràng và kéo phần đại tràng bình thường qua ống đại tràng ở bên trong và nối với hậu môn. Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng các dụng cụ xâm lấn tối thiểu (nội soi) và phẫu thuật qua đường hậu môn.

 chăm sóc trẻ sau mổ phình đại tràng bẩm sinh

Bạn băn khoăn rằng mổ phình đại tràng bẩm sinh có biến chứng gì nguy hiểm không, cần chăm sóc trẻ sau mổ phình đại tràng bẩm sinh như thế nào để ngăn ngừa biến chứng, phòng tránh nhiễm trùng và giúp trẻ nhanh hồi phục? Bác sĩ trả lời bạn cụ thể như sau:

Các biến chứng sau mổ phình đại tràng bẩm sinh mà trẻ có thể gặp, bao gồm:

  1. Viêm ruột: Đây là biến chứng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong. Triệu chứng xuất hiện với mức độ khác nhau, bao gồm: tiêu chảy, có thể kèm nhầy máu, bụng chướng, ọc sữa liên tục, bỏ bú, lừ đừ, sốt … Để phòng ngừa biến chứng viêm ruột, bạn nên vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, nhất là sau khi tiếp xúc với chất thải của trẻ, chú ý thay tã thường xuyên, cho trẻ mặc tã hay quần rộng rãi, hạn chế chạm vào vết mổ, theo dõi nhiệt độ và chăm sóc đúng cách khi trẻ sốt (uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê, mặc đồ thoáng mát, tích cực cho bú nhiều hơn…), nếu trẻ tiêu lỏng, theo dõi tính chất phân và những triệu chứng đi kèm ở trên để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. 
  2. Nhiễm trùng vết mổ: Trẻ quấy khóc vì sưng đau tại vết mổ, ngoài ra có thể tiết dịch hôi bất thường từ hậu môn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm ruột. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể vệ sinh vùng mặc tã của trẻ bằng nước sạch và xà phòng. Để vùng da ở hậu môn khô thoáng trước khi mặc tã cho trẻ, có thể sử dụng một số loại kem chăm sóc da giúp dưỡng ẩm và giảm đau cho trẻ.
  3. Rối loạn đi tiểu: Dấu hiệu là quấy khóc khi tiểu, tiểu lắt nhắt… Tùy vào vị trí phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến hệ tiết niệu của trẻ vì vị trí của các cơ quan này ở gần nhau trong ổ bụng.
  4. Rối loạn đi tiêu như táo bón, són phân…: Sau phẫu thuật, cơ vùng xung quanh chỉ khâu sẽ bị co rút lại, do đó có thể gây hẹp hậu môn khiến trẻ bị táo bón, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách dùng bộ dụng cụ nong hậu môn tại nhà để tránh biến chứng này.

Bên cạnh việc chăm sóc, bạn nên cho trẻ đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ phẫu thuật để trẻ được kiểm tra toàn diện nhé.

Ngoài ra, để phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh, bạn nên đưa con đi khám ngay khi bé có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao từ Nhiệt độ từ 38.3 độ C trở lên
  • Vết mổ có màu đỏ
  • Đau dữ dội ở vết mổ hoặc con có biểu hiện đau khi bạn chạm vào vết mổ
  • Dịch chảy ra từ vết mổ
  • Thay đổi số lần đi tiêu mỗi ngày
  • Không đi tiêu trong một ngày
  • Tình trạng phát ban đỏ quanh hậu môn không thuyên giảm…

 Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Phình đại tràng bẩm sinh 

Hỏi đáp Bác sĩ: Giãn ruột là gì? Giãn ruột sinh lý kéo dài trong bao lâu?

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hirschsprung disease

https://medlineplus.gov/ency/article/001140.htm Ngày truy cập 13/6/2022

Hirschsprung’s disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hirschsprungs-disease/symptoms-causes/syc-20351556 Ngày truy cập 13/6/2022

Hirschsprung’s disease

https://www.nhs.uk/conditions/hirschsprungs-disease/ Ngày truy cập 13/6/2022

Hirschsprung’s Disease: Post-Surgery Care

https://www.ucsfbenioffchildrens.org/education/hirschsprungs-disease-post-surgery-care#:~:text=After%20the%20operation%20for%20Hirschsprung’s,mix%20and%20apply%20the%20cream. Ngày truy cập 13/6/2022

Managing Expectations After Surgery for Hirschsprung Disease

https://blog.cincinnatichildrens.org/rare-and-complex-conditions/managing-expectations-after-surgery-for-hirschsprung-disease Ngày truy cập 13/6/2022

Phiên bản hiện tại

14/06/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Nhi khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH)


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 14/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo