backup og meta

Panadol và aspirin: Bố mẹ cần thận trọng khi dùng cho con

Panadol và aspirin: Bố mẹ cần thận trọng khi dùng cho con

Panadol và aspirin là hai thuốc giảm đau, hạ sốt mà bố mẹ thường cho trẻ dùng. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải lưu ý về liều lượng dùng sao cho đúng.

Bạn có chắc mình đã có đầy đủ các kiến thức về việc sử dụng hai loại thuốc này không? Hãy cùng Hello Bacsi kiểm tra trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Panadol và aspirin là thuốc gì?

Panadol

Panadol với hoạt chất paracetamol là một loại thuốc giảm đau không gây buồn ngủ, tạo cảm giác dịu nhẹ làm giảm các cơn đau như đau đầu, đau răng, đau cơ, đau khớp hay những cơn đau dai dẳng. Thuốc cũng được dùng để điều trị các triệu chứng như dị ứng, cảm lạnh, ho và cảm cúm. Mặc dù có một số tác dụng phụ nhất định, paracetamol vẫn được cho là an toàn để sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, vì các tác ụng phụ của thuốc tương đối ít hơn các loại thuốc giảm đau khác. Việc dùng chung paracetamol với các loại thuốc khác cũng được cho là an toàn để sử dụng.

Liều lượng: 500 mg -1g mỗi 4 – 6 tiếng, tối đa 4g mỗi ngày. Trẻ em trên 12 tuổi dùng 1 – 2 viên mỗi 4 tiếng đồng hồ. Bố mẹ không nên dùng quá 8 viên trong vòng 24 giờ cho trẻ và không nên dùng với các chất có cồn.

Aspirin

Aspirin là thuốc chống viêm không gây buồn ngủ, dùng để giảm các cơn đau và viêm nhiễm gây ra bởi các cơn đau khớp, đau cơ, bong gân, đau lưng, đau đầu, đau họng, đau răng và các cơn đau dai dẳng. Aspirin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu dùng quá liều hoặc thường xuyên. Bạn không nên dùng thuốc chung với các loại thuốc hay vitamin, thảo dược hoặc các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng khác.

Những bệnh nhân bị rối loạn đông máu haemophilia, đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc có vết thương hở không nên uống aspirin. Ngoài ra, người mắc bệnh hen suyễn, các vấn đề về thận hoặc bệnh gout cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Liều lượng: 300 – 900 mg mỗi 4 – 6 tiếng, tối đa 1 ngày 4g.

Panadol và aspirin khác nhau như thế nào?

trẻ uống melatonin trẻ uống thuốc

Sự khác nhau chính giữa hai loại thuốc trên đó là aspirin làm giảm viêm và sưng. Bên cạnh đó, thuốc cũng làm giảm đau và hạ sốt. Vậy nên aspirin là lựa chọn tốt hơn khi trẻ có những triệu đứng như viêm hay sưng tấy đi cùng với những cơn đau như đau khớp, đau răng, các cơn đau dai dẳng hay đau họng.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng ta nên dùng paracetamol cho trẻ trước tiên vì thuốc này nhẹ hơn. Paracetamol cũng là thuốc có thể dùng an toàn trong liều cho phép ở trẻ em.

Các lưu ý khi sử dụng panadol và aspirin

Nếu trẻ dưới 16 tuổi thì bạn nên cân nhắc khi cho trẻ sử dụng aspirin vì có một tình trạng cực kỳ nguy hiểm gọi là hội chứng Reye. Đó là một hội chứng hiếm gặp, thường gây ra các tổn thương ở não và gan. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng dễ nhận thấy ở trẻ em đang trong quá trình hồi phục sau khi nhiễm các bệnh do virus gây ra. Những trẻ mắc thủy đậu, cúm có nguy cơ mắc hội chứng trên khi sử dụng aspirin để điều trị.

Thủy đậu lẫn cúm đều gây triệu chứng nhức đầu nhưng bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ uống aspirin để giảm đau. Bé rất có khả năng nhiễm một loại virus không xác định được và dễ phát triển thành hội chứng Reye. Trong trường hợp này, bạn nên dùng ibuprofen hoặc paracetamol để thay thế.

Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ thông thái hơn trong việc hạ sốt cho bé yêu.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

STUDY SHOWS ASPIRIN AND PARACETAMOL REDUCE FEVER EQUALLY WELL http://www.aspirin-foundation.com/media/study-shows-aspirin-and-paracetamol-reduce-fever-equally-well/ Ngày truy cập 20/03/2017

Difference between Panadol and Aspirin http://www.differencebetween.info/difference-between-panadol-and-aspirin  Ngày truy cập 20/03/2017

Phiên bản hiện tại

28/07/2020

Tác giả: Hoàng Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngọc Anh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 28/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo