Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như là hiện tượng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con yêu nếu bố mẹ không quan tấm đúng mức.
Việc nghe những tiếng động phát ra từ chiếc miệng nhỏ xinh khiến bố mẹ cảm thấy buồn cười vì nghĩ rằng bé tí mà cũng ngáy. Tuy nhiên, các âm thanh này lại trở thành dấu hiệu cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, gây ra tác động xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết về chứng ngủ ngáy ở trẻ nhỏ mà bạn có thể quan tâm.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ ngáy
Ngáy xảy ra khi không khí không thể lưu thông tự do qua đường thở ở phía sau cổ họng. Khi một người hít vào hoặc thở ra, mô xung quanh đường thở rung động, tạo ra tiếng ồn có thể nghe được. Nhiều yếu tố có thể góp phần tạo ra tắc nghẽn đường thở và khiến một người ngủ ngáy. Ở trẻ em, các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất khiến trẻ ngáy khi ngủ gồm:
- Béo phì: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em thừa cân có nhiều khả năng ngủ ngáy hơn. Béo phì có thể thu hẹp đường thở và làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm chứng ngáy to.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cảm lạnh và cảm cúm là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ ngủ ngáy không thường xuyên. Khi mũi của bé bị nghẹt, con buộc phải thở bằng miệng, điều này làm tăng khả năng bé ngủ ngáy.
- Dị ứng theo mùa: Phấn hoa, cỏ, bụi và các chất gây dị ứng khác có thể làm cho các mô trong mũi và họng của con bạn bị viêm, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đén chứng ngáy ở trẻ
- Chát lượng không khí kém: Tiếp xúc với khói thuốc hoặc các chất gây ô nhiễm khác trong nhà có thể khiến bé thở khó khăn hơn bình thường, làm tăng nguy cơ trẻ ngủ ngáy
- Amidan sưng to: Hạt amidan sưng to sẽ vô tình làm chặn khả năng lưu thông của không khi bên trong và làm cho trẻ ngủ ngáy.
- Hen phế quản: Hen suyễn ở trẻ nhỏ khiến việc hít thở của bé gặp nhiều khó khăn, từ đó cản trở giấc ngủ cũng như gây ngáy.
Tình trạng ngáy khi ngủ bình thường
Nếu bé chỉ thỉnh thoảng ngủ ngáy, thở bằng miệng và tiếng thở khò khè hoặc do bị nghẹt mũi bởi dị ứng gây ra thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng ngáy đều đặn cũng được coi là không đáng lo ngại và điều này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé bước vào giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ.
Khi nào trẻ ngủ ngáy không bình thường?
Trường hợp trẻ ngủ ngáy quá lớn, ngáy khi ngủ hơn 3 ngày trong tuần hoặc xảy ra trạng thái tạm ngừng thở khi ngủ đều được xem như trạng thái hô hấp không bình thường. Nếu phải gắng sức để thở hoặc thở gấp thì con có thể mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn nghiêm trọng, cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Chứng bệnh này có thể góp phần làm cho trẻ buồn ngủ trong ngày, cảm giác khó chịu hoặc cáu kỉnh, xuất hiện vấn đề về hành vi.
Cách chữa trị cho trẻ ngủ ngáy
Việc cải thiện cũng như trị dứt điểm tình trạng trẻ ngủ ngáy sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Khi con yêu bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi, bạn có thể dùng máy xông hơi hoặc thiết bị làm ẩm không khí để giúp con thở dễ dàng hơn. Trong trường hợp bé bị dị ứng với lông vật nuôi, hãy hạn chế cho thú cưng vào những khu vực sinh hoạt chung của gia đình.
Nếu bé bị béo phi, bạn hãy khuyến khích con tập thể thao cũng như có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm giúp giảm cân, hỗ trợ bé có được giấc ngủ sâu và ngon hơn..
Ngoài ra, nếu ngáy khi ngủ đã trở thành thói quen, xuất hiện nhiều hơn 3 lần/tuần thì bạn nên đưa trẻ đến phòng khám để kiểm tra xem con có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không. Các phương pháp điều trị cho tình trạng này gồm phẫu thuật để khai thông đường thở, loại bỏ vật cản làm hệ hô hấp bị tắc nghẽn.
[embed-health-tool-vaccination-tool]