backup og meta

Tiết lộ chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm

Tiết lộ chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm

Chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm rất quan trọng vì sẽ giúp cơ thể con có được năng lượng để chống lại bệnh nhưng cũng đồng thời biến thành nguyên nhân.

Chế độ ăn uống thực ra đóng một vai trò phức tạp trong việc điều trị chàm và đôi khi thay đổi chế độ ăn sẽ gây ra những khó khăn nhất định. Vậy chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm bao gồm những gì? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong điều trị bệnh

Đã từng có thời điểm người ta tin rằng bệnh chàm, đặc biệt là chàm ở trẻ nhỏ, có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn và chế độ ăn uống. Tuy vậy, chỉ một số ít trẻ bị chàm có kết quả cải thiện trong quá trình điều trị khi thay đổi chế độ ăn và chăm sóc da đều đặn bằng kem dưỡng ẩm. Với những trẻ bị chàm nặng và còn nhỏ tuổi, chế độ ăn uống thích hợp sẽ có nhiều tác động tích cực đến tình trạng bệnh hơn.

2. Chế độ ăn uống sẽ tác động đến trẻ bị chàm thế nào?

Có một số loại thực phẩm mà trẻ bị chàm cần phải tránh xa. Các loại thực phẩm này có thể làm những trẻ bị chàm cảm thấy ngứa ngáy, dẫn đến gãi và chà xát da nhiều hơn khiến tình trạng chàm ở trẻ thêm trầm trọng.  Trường hợp này khá phổ biến và có thể dễ dàng nhận diện các loại thực phẩm gây ra tình trạng trên, tiêu biểu như cà chua và các loại trái cây họ cam quýt. Bên cạnh đó, một vài loại thực phẩm, như sữa, trứng, đậu nành và lúa mì, có thể gây nổi chàm vào đầu ngày hoặc sau khi ăn.

Những loại thực phẩm ít phổ biến thường dễ gây dị ứng ở trẻ, bao gồm cả tình trạng nổi chàm. Các biểu hiện của dị ứng bao gồm sưng tấy ở mặt, môi hoặc mắt, ói mửa, nổi mề đay hoặc khó thở. Những triệu chứng này thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi ăn những loại thực phẩm kể trên và nên được bác sĩ đánh giá vì trong một vài trường hợp chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn có thể tìm hiểu những loại thực phẩm thường gây dị ứng cho trẻ để phòng tránh kịp thời.

che-do-an-uong-cho-tre-bi-cham-1

3. Có phải tất cả trẻ bị chàm đều nên thay đổi chế độ ăn uống?

Thực chất, tuy thay đổi chế độ ăn sẽ có những tác động tích cực lên việc điều trị chàm, nhưng đồng thời chúng cũng có những hạn chế nhất định. Chế độ ăn mới có thể sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Vì vậy, phụ huynh cần cân nhắc và chỉ nên áp dụng chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm trong trường hợp dùng thuốc bôi steroid hay kem dưỡng ẩm thường xuyên đều không có hiệu quả. Với những trẻ bị chàm nặng, thử thay đổi chế độ ăn uống đôi khi sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực hơn.

4. Có thể kiểm nghiệm xem những loại thực phẩm nào sẽ tác động tới trẻ bị chàm hay không?

Không may là vẫn chưa có một xét nghiệm hiện thời nào có thể dự đoán chính xác được loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến từng trẻ bị chàm. Các xét nghiệm đánh giá dị ứng da, xét nghiệm máu IgE và dị ứng áp da (patch test) đã được thử nghiệm nhưng thường chỉ cho những kết quả dương tính, gợi ý các loại thực phẩm không ảnh hưởng gì đến tình trạng chàm của trẻ. Tuy nhiên, xét nghiệm máu âm tính và dị ứng da chưa khẳng định được liệu loại thực phẩm đó có khiến tình trạng chàm ở trẻ nặng hơn hay không.

Do đó, các chuyên gia không khuyến nghị sử dụng bất kì xét nghiệm nào để xác định những loại thực phẩm cần tránh (chỉ trừ những trường hợp dị ứng nặng như sưng tấy, nổi mề đay đã kể trên). Cách duy nhất để kiểm tra xem thực phẩm nào có thể làm trẻ bị chàm chính là thực hiện một chế độ ăn uống thử nghiệm.

5. Làm thế nào để thực hiện chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm?

Những loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng đến trẻ bị chàm nhiều nhất là sữa, trứng, đậu nành hoặc lúa mì. Phương pháp để xác định những lọai thực phẩm này được gọi là “thử nghiệm và loại trừ’.

  • Ghi chú về những loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày và các triệu chứng chàm trong vài tuần có thể giúp xác định loại thực phẩm nào sẽ ảnh hưởng đến tình trạng nổi chàm ở trẻ.
  • Bất kì loại thực phẩm hay nhóm thực phẩm nào (sữa, trứng, đậu nành hoặc lúa mì) bị nghi ngờ gây ra sự nổi chàm nên được loại bỏ khỏi chế độ ăn khoảng 4-8 tuần. Đây là giai đoạn “loại trừ”. Trong suốt giai đoạn này, nên ghi chú tình trạng nổi chàm cẩn thận để tiện theo dõi hơn.
  • Giai đoạn rất quan trọng kế tiếp là đưa những thực phẩm đã loại bỏ trở lại chế độ ăn của trẻ bị chàm dù cho tình trạng bệnh đã cải thiện (giai đoạn thử nghiệm). Điều này sẽ cho thấy liệu loại bỏ thực phẩm đó có phải là nguyên nhân giúp cải thiện tình trạng chàm hay không.
  • Nếu cảm thấy loại bỏ loại thực phẩm đó giúp cải thiện tình trạng chàm của con thì phụ huynh đừng thêm chúng vào chế độ ăn trong những lần tới.
  • Một số trẻ bị cần loại bỏ hoàn toàn một thực phẩm ra khỏi chế độ ăn nhưng phần lớn các trường hợp, trẻ có thể ăn loại thực phẩm đó ở một mức độ nhất định. Một vài bằng chứng cho thấy việc loại bỏ hoàn toàn một loại thực phẩm có thể làm tăng thêm nguy cơ dị ứng với loại thực phẩm đó. Vì vật, cách tốt nhất để ngăn điều này xảy ra là thỉnh thoảng hãy thêm một lượng nhỏ thực phẩm này vào chế độ ăn cho trẻ bị chàm. Phụ huynh cũng có thể đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để nhận những lời khuyên hữu ích về loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị chàm.
  • Nếu trẻ đang không dùng sữa hay lúa mì trong một thời gian dài, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để kiểm tra xem liệu chế độ ăn hiện tại có đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ hay không.

6. Bạn nên dùng loại sữa nào cho trẻ bị chàm?

Các chất gây dị ứng (allergen) có trong sữa dê hoặc sữa cừu cũng tương tự như trong sữa bò  nên chúng thường không được khuyến nghị để dùng thay thế cho trẻ bị chàm. Tuy nhiên, có một vài trẻ lớn hơn bị chàm nhẹ lại cảm thấy uống sữa dê hay sữa cừu sẽ giúp da chúng dịu hơn so với sữa bò.

Trẻ bị chàm nếu còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên thay đổi loại sữa dựa trên lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. Trẻ ở độ tuổi này cũng không nên uống các loại sữa đậu nành chế biến sẵn. Sữa có chứa hàm lượng cao protein thủy phân là một trong những lựa chọn phù hợp nhất.

Với những trẻ còn đang uống sữa mẹ, sự thay đổi trong chế độ ăn của người mẹ đôi khi được khuyến nghị nhưng vẫn cần được giám sát bởi chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng sữa mẹ có đủ dưỡng chất cần thiết như canxi giúp trẻ phát triển.

Những trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm có thể sử dụng các loại sữa có chứa lượng lớn protein thủy phân hoặc sữa đậu nành công thức dùng cho trẻ sơ sinh và vẫn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Còn những trẻ trên 2 năm tuổi, sữa đậu nành chứa canxi là một lựa chọn thích hợp để thay thế cho sữa bò. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên hạn chế thêm sữa vào các món ăn của trẻ bị chàm. Lactose trong sữa không gây tác động đến tình trạng chàm nên việc dùng các loại sữa công thức không lactose thực chất không có hiệu quả gì cho trẻ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Diet and eczema.http://www.ruh.nhs.uk/patients/patients_leaflets/paediatrics/PAE003_Diet_and_eczema.pdf Ngày truy cập 13/08/2015

Food and eczema flares in children. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/food-flares. Ngày truy cập 13/08/2015.

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Cao Nguyen Bich Vi


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo