backup og meta

Tìm hiểu trẻ tự kỷ nên ăn gì: Các món rau củ quả tốt cho bé

Tìm hiểu trẻ tự kỷ nên ăn gì: Các món rau củ quả tốt cho bé

Trẻ tự kỷ nên ăn gì để bé khỏe mạnh, phát triển tốt luôn là nỗi băn khoăn của không ít bố mẹ khi có con mắc phải hội chứng này.

Mặc dù trẻ nhỏ thường kén ăn nhưng nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy sự kén chọn ở trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể còn dữ dội hơn rất nhiều.

Cha mẹ của những trẻ nhỏ phát triển hội chứng ASD chia sẻ rằng trẻ có thể tự giới hạn những gì bản thân ăn được ở mức năm loại thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh việc bị quá tải cảm giác, trẻ em mắc phải hội chứng rối loạn tâm thần này thậm chí có thể chỉ ăn những thực phẩm màu trắng hoặc màu be.

Điều này vô tình làm cho con yêu dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, khó khăn khi đi vệ sinh… Nếu bạn đang thắc mắc trẻ tự kỷ nên ăn gì thì hãy cùng Hello Bacsi khám phá qua bài viết sau nhé.

Chuối

Gợi ý đầu tiên cho thắc mắc trẻ tự kỷ nên ăn gì chính là chuối. Loại trái cây này có thể được ăn theo nhiều cách khác nhau và cũng rất tốt cho bé yêu của bạn.

Một quả chuối chín vừa cung cấp khoảng 105 calo, 0 gram chất béo, 1 gram protein, 27 gram carbohydrate và 14 gram đường. Bên cạnh đó, chuối còn đem lại một lượng dồi dào các khoáng chất như kali (422 mg) và chất xơ.

Nếu thiên thần nhỏ thường gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, ăn không tiêu thì bố mẹ có thể cân nhắc đưa chuối vào danh sách thực phẩm trẻ bị tự kỷ nhé.

Táo

Một quả táo cỡ vừa cung cấp đến 96 calo và 5 gram chất xơ. Theo các chuyên gia, chất xơ khi kết hợp với pectin sẽ hoạt động như prebiotic, giúp cung cấp lợi khuẩn thân thiện với đường ruột và giúp hệ tiêu hóa của con vận hành trơn tru hơn.

Loại trái cây ngon ngọt này cũng cung cấp một lượng lớn vitamin C và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương.

Dừa

trẻ tự kỷ nên ăn dừa

Mặc dù dừa có thể là một thành phần kỳ lạ trong thực đơn dành cho trẻ em, nhưng hương vị ngọt ngào, hấp dẫn của loại quả này lại có thể quyến rũ bất cứ ai.

Bánh nướng xốp dừa hoặc cà ri đều nằm trong danh sách gợi ý bởi những món ăn này rất giàu niacin, đồng và sắt, phù hợp cho trẻ bị tự kỷ.

Về hàm lượng dinh dưỡng, 100 gram dừa nạo chứa 283 calo, 7 gram chất xơ và 24 gram chất béo bão hòa trong khi 1 cốc nước cốt dừa cung cấp đến 552 calo.

Nho xanh

Nho chứa rất nhiều khoáng chất có lợi, chẳng hạn như vitamin C, vitamin K và kali. Hơn thế, đây là loại trái cây có thể dễ dàng được biến tấu thành các món ăn khác nhau nhằm giúp bé yêu cảm thấy ngon miệng hơn, chẳng hạn như nho đông lạnh, sữa chua nho…

Nấm

Các loại nấm, chẳng hạn như nấm mỡ, nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe hệ thần kinh của bé yêu. Chúng là nguồn cung các khoáng chất như đồng, magie, folate và theo cơ sở dữ liệu của USDA FoodData Central, 1 chén nấm nút xào chỉ chứa 28 calo.

Yếu tố này rất quan trọng nếu trẻ nhỏ được đánh giá mắc bệnh béo phì cũng như cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống.

Khoai tây

trẻ tự kỷ nên ăn gì

Khoai tây đóng góp các chất dinh dưỡng quan trọng vào chế độ ăn uống, bao gồm vitamin C, kali và chất xơ. Báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy khoai tây có thể là một phần giải đáp của thắc mắc trẻ tự kỷ nên ăn gì.

Có rất nhiều cách để bạn có thể chế biến khoai tây thành món ăn hấp dẫn con yêu, chẳng hạn như canh hầm có khoai tây, khoai tây nghiền, khoai tây rán, bánh khoai tây…

Súp lơ

Súp lơ xanh là một trong những loại rau mà trẻ có thể yêu hoặc ghét. Loại rau ăn hoa họ cải tuyệt vời này sẽ mang đến những tích cực trong việc giảm nguy cơ trẻ tự kỷ mắc các bệnh mãn tính bao gồm các bệnh tim mạch và ung thư.

Tuy nhiên, đôi khi súp lơ nấu quá chín sẽ khiến bé yêu cảm thấy không hứng thú do mùi vị thiếu sự ngon miệng. Do vậy, bạn hãy biến tấu loại rau này thành các món khác nhau, chẳng hạn như luộc, súp, canh, thái nhỏ chiên cùng trứng cuộn… để bé thưởng thức nhé.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ tự kỷ nên ăn gì để có thể phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thêm các thực phẩm chức năng nếu vẫn lo ngại bé yêu vẫn chưa tiếp nhận đủ dinh dưỡng từ thực phẩm hằng ngày.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Top 10 Fruits & Vegetables For Children With Autism https://www.organicfacts.net/fruits-vegetables-children-autism.html ngày truy cập 02/02/2020

More Diet Tips for Children with Autism Spectrum Disorder https://www.healthxchange.sg/children/food-nutrition/more-diet-tips-children-with-autism-spectrum-disorder ngày truy cập 02/02/2020

Does Diet Help with Autism? https://www.webmd.com/brain/autism/diet-and-autism ngày truy cập 02/02/2020

 

Phiên bản hiện tại

09/07/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 09/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo