backup og meta

Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

Chứng khuyết tật học tập thường không được chẩn đoán chính xác cho đến khi trẻ đến trường khoảng 2 năm. Chứng này có dấu hiệu sớm mà bố mẹ có thể nhận thấy.

Khuyết tật học tập khiến con chậm phát triển trí tuệ hơn so với các bạn cùng trang lứa nên cảm thấy tự ti, buồn bã. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

1. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra chứng khuyết tật học tập ở trẻ. Biết các yếu tố này, bạn mới có thể can thiệp sớm.

  • Tiền sử gia đình có người bị chứng khuyết tật học tập
  • Chấn thương và bệnh tật kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh
  • Bố mẹ lạm dụng chất gây nghiện
  • Tổn thương trước khi sinh hoặc các biến chứng sau khi con ra đời
  • Tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường như chì và nấm mốc
  • Trẻ bị lạm dụng và bỏ rơi.

2. Theo dõi khi con chậm phát triển

Việc trẻ chậm phát triển một số kỹ năng dưới đây có thể là biểu hiện của tình trạng khuyết tật học tập:

  • Vận động thô: đòi hỏi sự phối hợp của các nhóm cơ lớn để trẻ có thể đứng vững, đi lại hoặc kéo đẩy
  • Vận động tinh: đòi hỏi sự kết hợp giữa các nhóm cơ nhỏ cho việc cầm nắm, di chuyển các ngón chân
  • Giao tiếp: Khả năng hiểu ngôn ngữ hoặc sử dụng từ ngữ
  • Nhận thức: Khả năng hiểu và giải quyết vấn đề
  • Xã hội/Cảm xúc: Khả năng tương tác với người khác và thể hiện cảm xúc  thích hợp.

3. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm bệnh

nhan-biet-som-chung-khuyet-tat-hoc-tap-o-tre-hinh-anh

Bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra trẻ sơ sinh khi mới chào đời để kiểm tra các dấu hiệu quan trọng và phản ứng của trẻ đối với các kích thích khác nhau. Thêm vào đó, trong suốt quá trình lớn lên ở những năm đầu đời, bác sĩ sẽ kiểm tra và giám sát sự phát triển thể chất của trẻ cùng khả năng nhận thức, thị giác, lời nói và ngôn ngữ. Nếu có thắc mắc, nghi ngờ con có vấn đề về trí tuệ, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để bé được theo dõi, phát hiện kịp thời chứng bệnh này.

4. Chứng khuyết tật học tập có thể được nhận biết ở trường học

Sau vài tháng đầu tiên cho trẻ học trường mầm non, bạn sắp xếp gặp mặt với giáo viên. Từ đó, chia sẻ bất kỳ mối bận tâm và hỏi xem con có phát triển bình thường so với các bạn học chung lớp. Nếu có bất thường, trẻ cần được thiết kế một chương trình học riêng để phù hợp với tình trạng của mình.

5. Khuyết tật học tập thể hiện qua nhiều cách khác nhau

Khi trẻ học đến lớp 3, bạn hãy chú ý hơn nếu con có những dấu hiệu sau:

  • Không biết cách kết nối các chữ cái và âm
  • Không thể đọc được bài văn ở cấp độ của mình
  • Không hiểu những gì mình đang đọc
  • Không hiểu các con số
  • Không thể ghép, đánh vần các ký tự
  • Gặp khó khăn khi làm theo các chỉ dẫn dù đã được giúp đỡ
  • Trí nhớ kém
  • Thường gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè hoặc người lớn
  • Không lặp lại được thông tin hay sao chép chúng
  • Gặp khó khăn trong việc chú ý và cách hành xử.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tips to Recognize Early Signs of Learning Disabilities https://www.verywell.com/recognizing-early-signs-of-learning-disabilities-2162458 ngày truy cập 20/10/2017

Early warning signs of a learning disability https://www.babycenter.com/0_early-warning-signs-of-a-learning-disability_65007.bc ngày truy cập 20/10/2017

Phiên bản hiện tại

02/12/2019

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 02/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo