backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Phân biệt chứng giảm chú ý (ADD) và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    Phân biệt chứng giảm chú ý (ADD) và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

    Bé yêu nhà bạn dạo này có những biểu hiện bất thường ở trường học. Làm thế nào để biết bé đang bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn giảm chú ý?

    Bạn có thể nhận thấy bé có một số biểu hiện lạ như mơ mộng rất nhiều ở trường và dễ dàng bị phân tâm khi trẻ làm bài tập ở nhà hoặc làm việc nhà. Điều này khiến nhiều bố mẹ có thể thắc mắc không biết con mình có mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hay là mắc bệnh rối loạn giảm chú ý (ADD)?

    Điểm khác biệt giữa bệnh ADHD và ADD là gì?

    ADD là một loại của bệnh ADHD nhưng không có các triệu chứng của tăng động như luôn đi lại, di chuyển và hay bồn chồn. Ranh giới điểm khác biệt giữa hai loại bệnh này rất mong manh, các bác sĩ thường chẩn đoán nhầm lẫn tất cả các dạng rối loạn chú ý sẽ được gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý ngay cả khi bệnh nhân không hiếu động.

    Người hay mơ mộng hay là luôn có cảm giác bồn chồn?

    ADHD là một rối loạn ở não. Bệnh có thể gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường. Con bạn thường gặp khó khăn trong việc chú ý và kiểm soát hành vi của chúng và đôi khi rất hiếu động. Trước khi con được chẩn đoán là có bệnh, bạn cần chú ý các triệu chứng của bé.

    Một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận thấy như:

  • Trẻ không chú ý: mất tổ chức, thường gặp các vấn đề khi được giao nhiệm vụ, luôn mơ mộng và không tập trung khi nói chuyện;
  • Trẻ có tính bốc đồng: đưa ra những quyết định mang tính đột phá mà không suy nghĩ về các nguy cơ gây tổn hại hoặc ảnh hưởng lâu dài. Trẻ có hành động nhanh chóng để có được một phần thưởng ngay lập tức. Ngoài ra, bé có thể thường xuyên làm phiền và gây ảnh hưởng cho giáo viên, bạn bè hoặc gia đình;
  • Hiếu động thái quá: không thể im lặng, khó ngồi yên một chỗ, hay chạy nhảy, leo trèo, nói chuyện quá nhiều, đặc biệt là trong các tình huống không thích hợp.
  • Hiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được chia làm 3 loại như sau:

    • Không chú ý (ADD): những trẻ bị ADHD nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý;
    • Hiếu động bốc đồng: những trẻ bị ADHD hiếu động−bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức;
    • Kết hợp hiếu  động, bốc đồng và thiếu chú ý: những trẻ thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm kia.

    Chẩn đoán bệnh rối loạn giảm chú ý ra sao?

    ADD thường được chẩn đoán nếu trẻ dưới 16 tuổi có đủ 6 triệu chứng không chú ý (5 hoặc nhiều hơn đối với thanh thiếu niên) và xảy ra trong ít nhất 6 tháng liên tục nhưng không có dấu hiệu hiếu động thái quá. Các triệu chứng bao gồm:

    • Gặp khó khăn, rắc rối khi chú ý;
    • Không thích hoặc lảng tránh những công việc đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài chẳng hạn như làm bài tập về nhà;
    • Khó khăn khi làm bài trong trường học, ở nhà hoặc ngay cả khi chơi;
    • Hoạt động không có tổ chức và hay quên;
    • Không có vẻ lắng nghe khi trực tiếp nói chuyện với người khác;
    • Không chú ý đến chi tiết;
    • Thường xuyên thua trong việc tranh luận với bạn bè;
    • Gây ra những sai lầm bất cẩn;
    • Không làm theo hướng dẫn.

    Rối loạn tăng động giảm chú ý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ là rào cản đối với sự phát triển về nhân cách của trẻ sau này. Trẻ em cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện. Nếu quan sát thấy con có nhiều biểu hiện trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hải Tiền · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo