backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Làm thế nào để con nhỏ bớt bám mẹ?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Kim Kim · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    Làm thế nào để con nhỏ bớt bám mẹ?

    Khi không có bố mẹ ở bên cạnh, các bé sẽ phản ứng nhiều cách khác nhau. Một vài bé sẽ khóc và sợ hãi hoặc sẽ trở nên hoảng loạn trong chốc lát khi không thấy mẹ đâu, dân gian gọi là trẻ “bám mẹ’. Tình trạng có thể kéo dài đối với một số trẻ khác từ khi sơ sinh, bắt đầu biết ngồi, biết đi cho đến lúc con học mầm non. Vậy phải làm thế nào để con bớt bám mẹ?

    Giải pháp nào cho con nhỏ bớt bám mẹ?

    Để đối phó với tình huống này, bạn cần sự ứng biến nhanh và thời gian để con thích nghi. Khi con và mẹ phải tách rời nhau thì không những bé mà cả bạn cũng sẽ cảm thấy không yên tâm và lo lắng. Mặc dù chúng ta thường muốn con cái ngưng quấy khóc khi phải xa bố mẹ nhưng một vài người sẽ nghĩ việc này thật có lỗi với con khi bé ôm chân bạn khóc nức nở.

    Mặc dù đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường và là dấu hiệu cho thấy sự gắn kết giữa bố mẹ và bé nhưng có lúc sẽ cản trở bạn hoặc bạn đời đi làm, nấu nướng, dọn dẹp, thậm chí hoãn sinh hoạt cá nhân để luôn ở cạnh bé.

    Dưới đây là những phản ứng lo âu của bé khi xa bố mẹ và lời khuyên cho bạn để cải thiện tình hình

    Trẻ sơ sinh

    Bé sẽ bắt đầu có các dấu hiệu này khi đã quen với sự hiện diện của bố mẹ bên cạnh. Khi bé phát hiện bạn không còn ở cạnh mình, con sẽ bất an. Một số ít bé bắt đầu có các dấu hiệu này từ rất sớm khi chỉ mới khoảng 4 đến 5 tháng tuổi, trong khi đó, hầu hết bé lớn xuất hiện tình trạng này là vào khoảng 9 tháng tuổi trở đi. Bé sẽ càng quấy khóc hơn nếu như đang đói bụng, mệt hoặc không được khoẻ. Bạn chỉ nên tập cho bé xa mẹ trong 1 thời gian ngắn để bé làm quen trong những ngày này.

    Trẻ 1 – 2 tuổi

    Nhiều trẻ không xuất hiện dấu hiệu lo âu trong giai đoạn sơ sinh mà lại phát triển tình trạng này khi được 15 đến 18 tháng tuổi. Việc xa bố mẹ sẽ càng khó khăn hơn khi bé đang đói, mệt mỏi hay bị bệnh, đó là tình trạng phổ biến ở lứa tuổi này! Trẻ có dấu hiện lo âu khi xa ba mẹ ở độ tuổi này thường sẽ rất nhanh phát hiện ra sự vắng mặt của bạn. Bé sẽ có các phản ứng như la hét, khóc và rất khó dỗ dành.

    Trẻ mẫu giáo

    Khi bé bước qua tuổi thứ 3, bé đã nhận thức được việc quấy khóc có ảnh hưởng tới người lớn như thế nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là bé sẽ ngoan ngoãn mà đôi khi còn vòi vĩnh hơn nữa.  Bạn phải cương quyết tách bé ra, không nên để bị ảnh hưởng bởi những lời năn nỉ của bé. Bạn nên hành động một cách nhất quán cùng sự giải thích và quyết tâm một khi bạn đã quyết định chỉ dạy cho bé theo đúng hướng.

    Những phương pháp khác giúp con nhỏ bớt bám mẹ?

    Hãy rút ngắn thời gian chào tạm biệt với bé. Bạn có thể hôn tạm biệt, đưa bé đồ chơi hay chăn mền để ôm,.. dù là làm gì bạn cũng nên hành động nhanh chóng. Thời gian chào hỏi tạm biệt càng lâu thì những lo âu trong bé sẽ càng tăng dần và trở nên khó khăn hơn cho cả hai mẹ con.

    Bạn  hãy cố gắng giữ vững lịch trình mỗi ngày để tránh những tình huống không mong muốn có thể xảy ra. Bạn cũng cần tạo thói quen cho để con dễ dàng chấp nhận chuyện phải xa mẹ và tạo dựng lòng tin cũng như sự độc lập cho con.

    Bạn cũng cần lưu ý dù xa con nhưng cũng nên quan tâm, thể hiện sự yêu thương và đồng cảm với bé. Sau đó, bạn có thể nói lời chào tạm biệt một cách nhanh chóng dù cho bé có làm nũng hay quấy khóc.

    Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc việc hứa ở cạnh bé, chẳng hạn bạn sẽ quyết định trở lại lớp học để “thăm’ con  sau đó khoảng 1 tiếng đồng, điều đó là một sai lầm nghiêm trọng. Bé sẽ lại đòi mẹ 1 lần nữa khi bạn rời đi và có thể còn tồi tệ hơn lần đầu. Thay vì như vậy, bạn hãy nói thật là bạn sẽ quay lại đón con từ trường về nhà vào lúc 3 giờ chiều (nếu bé biết xem đồng hồ) hoặc nói: “Mẹ sẽ tới thăm con sau giờ ngủ trưa và trước khi ăn nhẹ buổi chiều’. Hoặc thay vì nói: “Mẹ sẽ về nhà sau 3 ngày đi công tác’, bạn hãy chia sẻ cụ thể: “Mẹ sẽ về nhà sau 3 lần con đi ngủ vào ban đêm rồi thức dậy buổi sáng nhé’. Hãy xác định thời gian chính xác dựa vào việc sinh hoạt của bé để bé dễ mường tượng.

    Và cuối cùng là bạn cho con thực hành. Bố mẹ có thể cho bé tới nhà bà ngoại, hẹn trước ngày nhờ người thân hay bạn bè trông chừng bé giúp bạn vào cuối tuần. Trước khi bé bắt đầu đến tuổi đi học hay đi nhà trẻ, bạn có thể cho con tập đến trường và ở xa bố mẹ trước đó. Bé sẽ có thời gian chuẩn bị, trải nghiệm và làm quen với sự vắng mặt của bạn!

    Tình trạng này rất hiếm khi kéo dài cho đến sau khi bé đã làm quen với trường lớp từ một tuần cho đến tối đa là 1 tháng. Bố mẹ nào cũng yêu con nhưng bạn nên tập cho bé tự lập sớm, không bám dính bố mẹ để con phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn nhé!

    Bạn có thể xem thêm:

    • Sinh con liền nhau: Bố mẹ chăm con như thế nào/li>
  • Chăm con sinh năm một mà mẹ vẫn nhàn: Ngày sinh con
  • Mẹ đừng bỏ qua quy tắc ăn uống cho trẻ từ một đến năm tuổi
  • Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Kim Kim · Ngày cập nhật: 10/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo