Dứa còn giàu chất xơ là chất cần thiết để khắc phục các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ. Lượng mangan mà dứa cung cấp cũng rất cần thiết trong việc xây dựng hệ xương khớp vững chắc.
Không những thế, trong dứa còn có một loại enzyme mà người ta còn ví von là “enzyme protein dứa”, tên khoa học của nó là bromelin hay bromelain. Enzyme này đóng vai trò phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì vậy mà tác dụng này cũng được ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm để giúp làm mềm thức ăn.
Nhiều công trình nghiên cứu còn chứng minh thành phần enzyme này có khả năng chữa bệnh tim do làm tan máu tụ hiệu quả. Bromelin còn ngăn ngừa sự di căn ung thư nên tác dụng này của dứa rất có ích khi kết hợp cùng các biện pháp trị liệu ung thư khác.
Dứa ngọt rất tốt cho dạ dày cùng hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy. Ăn dứa thường xuyên là cách hữu hiệu giúp phòng bệnh tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Thời điểm nào là thích hợp để “giới thiệu” dứa cho con?
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) đã đưa ra hướng dẫn khi dùng thực phẩm rắn cho trẻ. Trong đó, trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi đã có thể dùng được dứa, cũng như một số loại thực phẩm khác. Tùy trường hợp, cha mẹ không cần nhất thiết phải giới thiệu chúng theo một thứ tự cụ thể nào.
Thời điểm trên 6 tháng tuổi cũng là lúc mà hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể tiếp nhận được nhiều loại thức ăn khác nhau. AAP cũng khuyến nghị sau khi giới thiệu một loại thực phẩm cho bé, bạn nên đợi ít nhất từ hai đến ba ngày rồi mới bắt đầu cho con làm quen với một loại khác. Nghĩa là cha mẹ không nên cho dùng liên tục để có thể theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng nào xảy ra ở trẻ.
Trẻ có thể dùng loại dứa đóng hộp hoặc dứa tươi đã qua chế biến. Tuy nhiên, với loại đóng hộp, bạn nên chắc chắn đó là loại dùng được cho bé ăn dặm. Tránh lựa chọn sản phẩm có thêm đường hóa học gây hại cho sức khỏe của bé.
Rủi ro liên quan đến việc cho trẻ dùng dứa bạn cần biết

Bên cạnh những tác dụng của dứa rất tốt ở trên thì loại quả này vẫn có những mặt hạn chế khi cho trẻ dùng. Một vài thành phần trong dứa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ có thể kể đến như:
- Hydroxytryptamine là một chất dẫn truyền thần kinh có thể khiến co thắt cơ. Vì vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ tác động đến huyết áp và khiến trẻ cảm thấy nhức đầu.
- Các glycosides trong dứa cũng tác động đến niêm mạc miệng. Do đó, trẻ khi ăn xong đôi khi cảm thấy ngứa, rát và khó chịu.
- Dứa còn có chứa hydrolase protein gây dị ứng. Chất này được ứng dụng nhiều trong y tế với tác dụng gây đông máu. Hầu như có ít người gặp tình trạng dị ứng với enzyme này. Tuy vậy, khi bị dị ứng, cơ thể trẻ có thể bị phát ban, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tệ hơn có trường hợp rơi vào tình trạng khó thở.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!