backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Cách cải thiện sữa mẹ bị nóng hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 19/12/2022

    Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Cách cải thiện sữa mẹ bị nóng hiệu quả

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng sữa mẹ nóng khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ gặp nhiều khó khăn. Vậy, sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Liệu có cách nào để cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng không?

    Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được sữa mẹ bị nóng phải làm sao và những cách cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng hữu hiệu.

    Sữa mẹ có bị nóng hay mát không? Thế nào là sữa mẹ nóng và sữa mẹ mát?

    Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề sữa mẹ bị nóng phải làm sao, mời bạn cùng tìm hiểu thế nào là sữa mẹ nóng.

    Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều chị em phụ nữ thường nghe đến cụm từ “sữa mẹ nóng”, “sữa mẹ mát”. Vậy, sữa mẹ có bị nóng hay mát không? Nếu có thì khái niệm sữa mẹ nóng và sữa mẹ mát là gì và sữa mẹ bị nóng phải làm sao? 

    • Sữa mẹ nóng: “Sữa mẹ nóng” không phải là cụm từ để chỉ nhiệt độ của sữa mẹ quá nóng, mà là cách gọi của dân gian dùng để mô tả về việc trẻ bú mẹ nhưng chậm tăng cân hay thậm chí là không tăng cân, còi cọc, kém phát triển hơn “con nhà hàng xóm”. Không những thế, trẻ bú sữa mẹ nóng thường có biểu hiện khó chịu, bứt rứt, quấy khóc nhiều, táo bón và nổi mụn nhọt. Ngoài ra, một số quan niệm còn cho rằng, sữa mẹ nóng khiến trẻ lười bú, bỏ bú, làm trẻ dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa và hệ hô hấp hơn.
    • Sữa mẹ mát: Sữa mẹ mát là nguồn sữa mẹ tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé, giúp trẻ tăng cân đều đặn, phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Việc được bú sữa mẹ mát góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, hỗ trợ xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột và hô hấp.

    Mặc dù theo quan niệm dân gian là vậy, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc “quy kết trách nhiệm” sữa mẹ bị nóng khiến trẻ chậm tăng cân là một quan niệm chưa đúng đắn. Nguyên nhân là vì tình trạng chậm tăng cân của trẻ xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé, mức độ khỏe mạnh của hệ tiêu hóa trẻ, tình trạng sức khỏe của con… 

    Do đó, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn cải thiện chất lượng sữa mẹ để trẻ bú mẹ có sức khỏe tốt và phát triển tối đa, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được ngay sau đây.

    Lời đáp: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? 

    sữa mẹ nóng phải làm sao

    Nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ mà nhận thấy trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm, hãy đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan sát biểu hiện của trẻ để xem sữa mẹ có bị nóng như quan niệm dân gian hay không. Nếu thấy trẻ thường bị nổi mụn nhọt, kết hợp với tình trạng bé tăng cân kém và mẹ không biết sữa mẹ bị nóng phải làm sao, hãy cải thiện sữa mẹ bị nóng bằng những cách sau đây:

    1. Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

    Nếu trẻ có những triệu chứng như trên, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu rau xanh, chỉ toàn đồ kho mặn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc chứa những thực phẩm khiến bé bị dị ứng… có thể là “thủ phạm giấu mặt” khiến sữa mẹ nóng.

    Trong trường hợp này, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp và có lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ đều cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ và bé, bao gồm:

    • Nhóm tinh bột: Thực phẩm cung cấp tinh bột là một nguồn năng lượng quan trọng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú. Mẹ nên bổ sung vào mỗi bữa ăn những thực phẩm như cơm, bánh mì nguyên hạt, khoai tây, ngũ cốc, bột yến mạch, bún, mì ống và mì sợi. Lưu ý là mẹ nên ưu tiên sử dụng tinh bột “tốt” từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… thay vì tinh bột tinh chế.
    • Nhóm chất đạm: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Mẹ nên bổ sung thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, các loại hạt, hải sản ít thủy ngân (cá kiếm, cá  thu vua…)… vào chế độ ăn để nhận được đầy đủ dưỡng chất. 
    • Nhóm chất béo: Mẹ nên bổ sung một lượng vừa phải chất béo lành mạnh từ bơ, sữa, phô mai, sữa chua, quả bơ, cá hồi, cá trích, cá basa… 
    • Nhóm vitamin và khoáng chất: Để cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng, mẹ nên ăn nhiều rau củ và trái cây. Lời khuyên là phụ nữ đang cho con bú nên ăn 3 khẩu phần rau củ/ngày, nhất là rau củ có màu xanh đậm và màu vàng. Đối với trái cây, mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần/ngày và nên ăn trái cây theo mùa, bởi chúng thường chứa ít dư lượng hóa chất hơn. Ngoài ra, việc bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa có thể giúp bổ sung canxi và nhiều khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.

    Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Ngoài việc đảm bảo bổ sung đầy đủ thực phẩm cung cấp các nhóm dưỡng chất trong bữa ăn, để cải thiện sữa mẹ bị nóng, phụ nữ cho con bú cần “nói không” những thực phẩm sau:

    • Thức uống có cồn (rượu, bia) và thức uống chứa caffeine 
    • Hải sản chứa nhiều thủy ngân hoặc các chất gây hại cho sức khỏe (ma túy, thuốc gây nghiện…)

    2. Uống đủ nước

    sữa mẹ nóng phải làm sao

    Nếu bạn đang băn khoăn “Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?”, thì đừng quên bước “cấp ẩm” cho cơ thể. Hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể! Mẹ không chỉ nên uống nước khi cảm thấy khát, hay khi nước tiểu có màu vàng đậm, mà còn cần đảm bảo uống đủ lượng nước được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

    Để cải thiện sữa mẹ bị nóng, mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước ép trái cây nguyên chất, nhưng cần hạn chế những thức uống có đường hay caffeine. Việc uống đủ nước và chất lỏng không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo lượng sữa tiết ra đủ và mát cho bé bú. Nguyên nhân là vì sữa mẹ được tạo ra chủ yếu từ nước, kết hợp cùng những thành phần khác. Lời khuyên là ngoài nước lọc, nước ép trái cây, mẹ nên ưu tiên uống những loại nước có tác dụng làm mát sữa mẹ, thanh nhiệt cơ thể như nước rau má, rau lang, mồng tơi…

    3. Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Xây dựng lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực

    Việc xây dựng một lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực cũng là câu trả lời cho vấn đề “Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?”. Để cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng, phụ nữ đang cho con bú không chỉ nên thực hiện những thay đổi từ bên ngoài, mà còn cần “làm mới” bản thân từ bên trong bằng cách quan tâm nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày và cảm xúc của bản thân.

    Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Để cơ thể có đủ sức khỏe đẩy lùi tình trạng sữa mẹ nóng và tạo ra nguồn sữa mẹ mát, phụ nữ cho con bú nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế làm việc quá sức mình hay làm những công việc độc hại, không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Không những thế, mẹ nên dành nhiều thời gian trong ngày để giải trí lành mạnh, tạo niềm vui, tránh căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ nhiều. Ngoài ra, nếu mẹ đang phải uống nhiều loại thuốc khác nhau, hãy cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều lượng phù hợp sao cho vừa có thể chữa bệnh, vừa không trở thành “thủ phạm giấu mặt” khiến sữa mẹ nóng.

    Như vậy là Hello Bacsi đã truyền cho mẹ những “bí kíp” cải thiện tình trạng sữa mẹ bị nóng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề “Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?”.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 19/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo