backup og meta

Giải đáp vấn đề mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?

Giải đáp vấn đề mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Khi phụ nữ cho con bú mắc bệnh sẽ gây ra nhiều lo ngại cho sức khỏe của trẻ đang bú mẹ và nhiều người thường rất băn khoăn với việc “mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú không?”.

Sốt xuất huyết được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi lây truyền. Bệnh có tốc độ lan truyền rất nhanh, ước tính số ca bệnh trên toàn cầu đã tăng lên hơn 30 lần trong vòng 50 năm qua.

Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị nhiễm virus sốt xuất huyết và có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ đang cho con bú nếu bị bệnh có thể sẽ khiến bác sĩ chú ý nhiều hơn so với những đối tượng khác. Hãy cùng giải đáp thắc mắc mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú hay không qua bài viết dưới đây nhé! 

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết thường thấy bao gồm:

  • Sốt khởi phát đột ngột
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau mắt, đau khớp và các cơ bắp
  • Phát ban.

Phát ban thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân và bàn chân trong khoảng 3–4 ngày sau khi sốt bắt đầu. Người bệnh cũng có thể gặp những vấn đề liên quan đến chảy máu nhẹ.

Các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn trong vòng 1–2 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sốt xuất huyết đôi khi gặp phải vấn đề về đông máu. Khi đó, bệnh chuyển sang giai đoạn sốt xuất huyết nặng. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng gây chảy máu bất thường và khiến huyết áp hạ xuống thấp, có thể dẫn đến sốc.

Triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ 5–7 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt nhưng có thể khởi phát trong khoảng 3–14 ngày.

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú?

Mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng mẹ bị sốt xuất huyết vẫn có thể tiếp tục cho con bú.

Một số nghiên cứu cho thấy virus sốt xuất huyết có khi được tìm thấy trong sữa mẹ và đây có thể là con đường lây truyền tiềm năng của virus. Ngoài ra, đã có một trường hợp trẻ em được ghi nhận có thể bị nhiễm virus sốt xuất huyết khi bú sữa mẹ đang bị bệnh.

Tuy nhiên, nguy cơ người mẹ truyền virus sốt xuất huyết cho con thông qua sữa mẹ được xem là rất thấp. Theo đánh giá cho thấy thì lợi ích sức khỏe từ việc bú sữa mẹ lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng sữa mẹ, nhất là sữa non, có thể chứa kháng thể chống sốt xuất huyết, từ đó trẻ bú mẹ sẽ tăng cường khả năng bảo vệ trước virus này.

Nếu cảm thấy không yên tâm khi cho trẻ bú hoặc cần phải nhập viện để theo dõi các triệu chứng sốt xuất huyết, bạn có thể cho trẻ dùng sữa công thức cho đến khi cảm thấy khỏe lại. Để kích thích cơ thể tiếp tục sản xuất sữa, hãy dùng các dụng cụ vắt sữa để vắt sữa mẹ ra trong giai đoạn bị bệnh. Sau đó, bạn có thể cho trẻ quay lại bú sữa mẹ hoặc tiếp tục uống tạm sữa công thức cho đến khi khỏi hoàn toàn. 

Vì không có thuốc kháng virus sốt xuất huyết đặc hiệu nên bạn sẽ được bác sĩ kê dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Paracetamol là một loại thuốc được xem là khá an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú vì chỉ có một lượng thuốc rất nhỏ có khả năng truyền vào sữa mẹ. Lưu ý, bạn không nên dùng aspirin hay ibuprofen vì các thuốc này có thể gây ra xuất huyết nặng hơn.

Bác sĩ cũng sẽ theo dõi chặt chẽ các triệu chứng bệnh của bạn. Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại mà họ sẽ đánh giá xem bạn có cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị hay không. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có các biện pháp phòng tránh muỗi đốt để ngăn chặn sốt xuất huyết lây lan cho các thành viên khác trong gia đình, ví dụ như ngủ mùng, dùng thuốc xịt đuổi muỗi hoặc sử dụng kem chống muỗi. Khi sử dụng kem chống muỗi, hãy chú ý lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nhiều người lo lắng vì không biết liệu mẹ bị sốt xuất huyết có nên cho con bú hay không. Tuy nguy cơ lây truyền virus qua đường sữa mẹ là rất thấp, nhưng bạn cũng nên cẩn trọng nếu muốn cho con bú khi bị sốt xuất huyết. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu bạn đang gặp phải tình trạng như vậy nhé.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dengue Fever. Frequently Asked Questions.

https://health.hawaii.gov/docd/files/2015/12/dengue-faq-general.pdf

Ngày truy cập: 22/09/2019

Is it safe to continue breastfeeding if I have dengue?

https://www.babycenter.in/x25017669/is-it-safe-to-continue-breastfeeding-if-i-have-dengue

Ngày truy cập: 22/09/2019

Dengue. Transmission.

https://www.cdc.gov/dengue/transmission/index.html

Ngày truy cập: 22/09/2019

Phiên bản hiện tại

01/06/2020

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 01/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo