Bên cạnh đó, cũng chính vì dạ dày của trẻ sơ sinh quá nhỏ nên việc cho trẻ uống nước là điều không được khuyến khích. Khi cho trẻ uống nước, lượng chất lỏng này sẽ lấp đầy bao tử của trẻ và khiến trẻ có xu hướng bú sữa mẹ ít hơn. Điều này đồng nghĩa rằng trẻ sẽ không nhận đủ vitamin, khoáng chất, chất béo, calo… từ sữa mẹ. Lúc này, trẻ có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Mặt khác, nhiều mẹ thường lầm tưởng rằng trẻ sơ sinh có thể khát, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, sự thật là việc bú mẹ hoặc sữa công thức đã có thể thỏa mãn cơn đói và cơn khát của trẻ sơ sinh.
2. Tại sao không cho trẻ sơ sinh uống nước? Nguy cơ ngộ độc nước là vấn đề đáng chú ý

Thận của trẻ sơ sinh thường có kích thước nhỏ và chưa phát triển như thận của người lớn. Vì vậy, thận của trẻ không thể xử lý được nhiều nước cùng một lúc. Nếu bạn cho trẻ uống nước, điều này sẽ buộc thận của trẻ đào thải natri dự trữ và dẫn đến mất cân bằng điện giải. Tình trạng này được biết đến là hạ natri máu do uống nhiều nước hoặc còn được gọi là ngộ độc nước.
Các triệu chứng của ngộ độc nước bao gồm nôn mửa, khó chịu, co giật, hạ thân nhiệt và hôn mê. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ tổn thương não và tử vong cao hơn so với người lớn.
Trẻ sơ sinh không được uống nước, làm sao giúp trẻ giữ đủ nước trong thời tiết nóng bức?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!