Mẹ nên biết thêm những gì?
Viêm tiết bã da đầu
Đây là một loại viêm da ở da đầu thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm da nhẹ có thể được điều trị bằng cách xoa bóp với dầu khoáng hoặc dầu bôi trơn để làm giãn da đầu, kèm theo gội đầu kỹ lưỡng để loại bỏ gàu và bã nhờn. Các trường hợp nặng hơn như bong tróc da đầu có thể sử dụng dầu gội antiseborrheic có chứa salicylate lưu huỳnh hàng ngày. Tuy vậy bạn cần lưu ý một số trường hợp có thể trở nên trầm trọng hơn khi sử dụng phương pháp này. Nếu tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn, hãy ngưng bất cứ phương pháp điều trị nào bạn đang áp dụng và trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị khác.
Viêm tiết bã da đầu sẽ trở nặng nếu bé đổ mồ hôi da đầu, vậy nên bạn hãy giữ cho đầu bé luôn được thông thoáng và khô ráo và không nên đội mũ cho bé nếu không cần thiết.
Khi viêm tiết bã da đầu trở nên nghiêm trọng, các vết sẽ lan ra trên mặt, cổ hay mông bé. Nếu điều này xảy ra, các bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc mỡ để bôi ngoài da. Đôi khi, bé sẽ bị viêm da tiết bã nhờn kéo dài trong một năm đầu, trong một vài trường hợp, bệnh tình của bé có thể kéo dài hơn. Nếu bệnh không gây cảm giác khó chịu cho bé thì bạn không nên dùng các phương pháp điều trị mạnh như sử dụng thuốc bôi đặc trị dị ứng làm bong da. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác.
Chân co quắp

Hầu hết chân các bé đều bị co quắp lại. Điều này xảy ra bởi hai lí do. Thứ nhất, chân trẻ thường bị cong ngay khi mới sinh. Thứ hai, sự chật chội trong tử cung của mẹ thường ép chặt hai chân bé xoay ngược vào nhau. Khi bé mới lọt lòng, sau nhiều tháng nằm trong tư thế ép chặt, bàn chân bé sẽ bị cong hoặc xoay vào trong. Trong những tháng tiếp theo, khi đôi chân của con bạn được tự do, bé học được cách co chân lên, bò, và sau đó là đi, và chân bé sẽ bắt đầu thẳng ra.
Hầu hết chân của các bé sẽ trở lại bình thường mà không cần phải điều trị. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng không có nguyên nhân nào khác khiến chân bé bị cong. Hãy trao đổi với bác sĩ trong lần đưa con đi khám tới. Bạn cũng nên cho bé đi khám thường xuyên để kiểm tra sự phát triển bàn chân của bé.
Co rút tinh hoàn
Tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ đều phát triển từ một mô phôi thai tương tự. Buồng trứng sẽ giữ nguyên vị trí trong khi các tinh hoàn sẽ di chuyển xuống thông qua các ống ở bẹn vào túi bìu ở gốc dương vật vào khoảng tháng thứ tám của thai kỳ. Nhưng thật ra, có khoảng 3-4% các bé trai sinh đủ tháng và khoảng 30% các bé sinh non bị co rút tinh hoàn. Sự dịch chuyển của tinh hoàn tương đối phức tạp nên không dễ để xác định được bên tinh hoàn của bé có bị co rút hay không. Thông thường, tinh hoàn nhô ra khỏi cơ thể khi bé phải chịu nhiệt độ quá cao (đây là một cơ chế để bảo vệ tinh trùng khi ở nhiệt độ quá cao), nhưng nó sẽ co lại khi nhiệt độ hạ dần (cơ chế để bảo vệ tinh trùng khi ở nhiệt độ quá thấp). Một số bé trai có tinh hoàn đặc biệt nhạy cảm và chúng thường nằm sâu trong cơ thể. Còn lại hầu hết thì tinh hoàn bên trái thường thấp hơn bên phải và khiến cho tinh hoàn bên phải dường như biến mất. Do đó, bạn chỉ có thể chẩn đoán được tinh hoàn của bé bị co rút khi một hoặc cả hai tinh hoàn không thể quan sát được trong bìu ngay cả khi con bạn được tắm nước ấm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!