backup og meta

Mối nguy từ việc trẻ thích xem quảng cáo

Mối nguy từ việc trẻ thích xem quảng cáo

Nhiều bố mẹ Việt Nam có thói quen cho con xem các clip quảng cáo vui nhộn để con ngồi yên khi ăn hoặc để bạn rảnh rỗi làm việc khác. Thói quen này có thể ảnh hưởng tới cân nặng của bé. Bạn hãy chú ý nhé!

Bạn có biết, ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang có chiến lược chuyển hướng sang đối tượng trẻ em, thậm chí là ngay khi con mới hai tuổi. Trẻ em thích xem quảng cáo thức ăn nhanh tăng hơn 1/3 lần so với 6 đến 7 năm trước đây, thậm chí trẻ mẫu giáo còn xem nhiều hơn đến 21%.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sau khi xem xong quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ em và người lớn có xu hướng ăn nhiều hơn cho dù có cảm thấy đói hay không. Việc bạn cho bé xem các loại quảng cáo đã vô tình kích thích việc ăn vặt của con, nhất là làm cho trẻ hướng đến thực phẩm chiên, bánh kẹo nhiều đường… không tốt cho sức khỏe xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền hình hay Youtube. Làm thế nào để bạn giúp con hạn chế thời gian xem clip quảng cáo và giữ một cân nặng phù hợp với độ tuổi của trẻ?

Cách hay giúp giới hạn thời gian xem quảng cáo của bé

Một nhà giáo dục đời sống gia đình tại trung tâm y tế Sanford ở Sioux Falls, Dakota chia sẻ rằng: “Bạn nên giới hạn thời gian xem truyền hình của con, ngay cả lên mạng cũng vậy. Điều này sẽ tự động làm giảm số lượng quảng cáo mà bé có thể xem”. Ví dụ như bạn lên lịch cả nhà cùng xem tivi sau bữa ăn khoảng 30 phút, rồi sau đó cùng đi dạo và chuẩn bị lên giường ngủ. Như vậy, bạn vừa có thể hạn chế giờ xem quảng cáo của trẻ, vừa có thể ngồi cùng con để kiểm soát những gì trẻ đang xem.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, một khuyến nghị từ học viện nhi khoa Hoa Kỳ đã thẳng thắn khuyên các bố mẹ: “Bạn nên ngưng luôn thời lượng xem truyền hình và internet đối với trẻ dưới 2 tuổi. Với các bé lớn hơn, gia đình chỉ cho phép bé xem không quá 2 giờ một ngày’.

Ngoài ra, bạn có thể giới hạn việc xem quảng cáo đồ ăn không lành mạnh cho trẻ bằng cách chỉ cho con cách tua nhanh mỗi khi nó xuất hiện. Trẻ sẽ rất hào hứng với việc được thử nghiệm thao tác tua nhanh trên máy tính hoặc tivi.

Cùng xem quảng cáo với con để kiểm soát nội dung mà bé đang xem

Đừng để mặc con trên ghế sofa với chiếc remote trên tay và mặc sức theo dõi những gì mà chúng thích. Bạn nên ngồi cạnh trẻ để giải thích những gì là tốt, những gì cần cho lướt qua kênh khác hoặc tua qua nhanh vì có hại.

Dù đồ ăn trên quảng cáo có trông ngon lành thế nào, bạn cần cho bé biết rằng không phải tất cả các thức ăn đó đều có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ hãy dạy bé: “Thức ăn ở nhà do mẹ nấu mới thực sự an toàn và nhiều dinh dưỡng’.

Tuy nhiên, thời gian đầu dạy con “cai’ quảng cáo, bạn không thể quá khắt khe vì trẻ cần vài ngày để thích nghi. Hãy cắt dần thời gian xem quảng cáo, thay bằng giờ sinh hoạt gia đình hoặc cùng tập thể dục nhẹ nhàng với nhau. Với thức ăn nhanh, bạn có thể cho trẻ ăn một chút vào cuối tuần.

Hướng dẫn bé cách đánh giá quảng cáo để con phân biệt chương trình nào có hại cho sức khỏe

Khi bạn xem quảng cáo cùng con, hãy dùng cơ hội đó để phân tích các thông tin, biến nó thành một bài giảng về thực phẩm. Bạn nên khuyến khích bé tập đánh giá lượng dinh dưỡng có trong mỗi thức ăn hoặc giúp bé tìm ra những thực đơn bổ dưỡng. Ví dụ như thay vì bé đòi ăn hamburger, đồ chiên hoặc uống soda, bạn có thể nói cho trẻ biết nên thay chúng bằng sữa, trái cây hoặc các loại rau quả khác lành mạnh hơn nhiều.

Sau đây là vài cách phân tích các loại quảng cáo đồ ăn, tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn:

  • Trẻ mẫu giáo: bạn cùng bé chơi một trò chơi dán màu với quảng cáo thực phẩm trên tivi. Ví dụ như khi xuất hiện đoạn quảng cáo về nước ép rau củ, bạn hỏi bé đây có phải là “đồ ăn xanh’ không và quy định “đồ ăn xanh’ là thứ mà ta có thể ăn nhiều vì nó giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Với các loại bánh, snacks, hambuger thì dán nhãn vàng và giải thích với con rằng đây là loại có nhiều mỡ, đường cần hạn chế; và màu đỏ dành cho những loại trẻ nhỏ tuyệt đối không nên thử. Khi tới phần quảng cáo thực phẩm nào, bạn giúp trẻ phân biệt loại đó lành mạnh hay không bằng các màu sắc.
  • Trẻ tiểu học: bạn khuyến khích con nghĩ về cách mà các nhãn hàng làm chúng ta thích mua đồ của họ và liên đới với ưu điểm hay khuyết điểm của thực phẩm đó. Ví dụ như họ thường dùng hình ảnh những con thú vui nhộn dễ thương. Bạn có thể đố trẻ: “Quảng cáo đang có chú bò con kia là nói về món gì giúp con cao nhanh hơn nào?’. Như vậy, bạn đang kích thích trí tò mò, liên tưởng của bé.
  • Trẻ 12 tuổi: bạn có thể đố con những thứ người ta không nhắc đến trong quảng cáo để khiến bé suy nghĩ nhiều hơn. Ví dụ như bạn hỏi trẻ: “Theo con thì người ta chưa nhắc đến điều gì trong món gà chiên này?’, từ đó bạn hướng cho trẻ những thành phần nào tốt và chưa tốt cho trẻ.
  • Trẻ tuổi teen: bạn nên nói về các vấn đề như giá trị dinh dưỡng của thức ăn và chỉ cho chúng cách đọc thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn. Hãy giải thích với con rằng những thần tượng xuất hiện trong mẩu quảng cáo chưa chắc đã trải nghiệm những sản phẩm đó. Con có thể muốn uống nhiều nước tăng lực để có thân hình vạm vỡ như người vận động viên yêu thích của con đang đóng trong clip quảng cáo. Bạn hãy dạy cho con rằng trên thực tế, con cần bổ sung bao nhiều kcal mỗi ngày và phải chăm tập thể thao như thế nào, lượng đường trong nước tăng lực kia chỉ làm con tăng cân mà không thể làm cơ bắp nổi lên rắn chắc.

Những clip quảng cáo không hẳn là luôn có hại. Chúng giúp trẻ phân biệt, so sánh nhiều thứ, nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo nhờ những màu sắc rực rỡ, vui nhộn. Tuy nhiên, bố mẹ cần giúp trẻ hiểu và chọn lựa những thực phẩm xuất hiện trong mẩu quảng cáo phù hợp với thể chất của trẻ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Fight Junk Food Marketing to Kids. http://www.webmd.com/parenting/raising-fit-kids/food/junk-food-marketing. Ngày truy cập 07/06/2016

Phiên bản hiện tại

10/08/2020

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 10/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo