backup og meta

Cữ ăn của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt? Lượng sữa mỗi lần bú bao nhiêu?

Cữ ăn của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt? Lượng sữa mỗi lần bú bao nhiêu?

Cữ ăn của trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề được nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm, nhất là với những người lần đầu tiên chăm con. Vậy lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là bao nhiêu, cần cho trẻ bú mấy cữ một ngày? Mỗi đứa trẻ có một nhu cầu khác nhau, các bà mẹ nên tìm hiểu rõ nhu cầu để đáp ứng đủ lượng sữa cho trẻ. 

Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cữ ăn của trẻ sơ sinh, lượng sữa trẻ cần để phát triển khỏe mạnh cũng như những lưu ý khi cho trẻ bú sữa nhé! 

Cữ ăn của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi 

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi đứa trẻ là khác nhau, cữ sữa và lượng sữa cho mỗi cữ bú cũng không cố định. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số khuyến cáo chung về cữ ăn của trẻ sơ sinh trong ngày đầu, tháng đầu và năm đầu đời như sau: 

1. Cữ ăn của trơ sinh trong ngày đầu tiên 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt. Bé của bạn cũng không cần nhiều sữa để bú no trong mỗi cữ ăn nhưng lại cần chia thành nhiều cữ bú để đảm bảo đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Trong 24 giờ đầu này, bé thường xuyên bú sữa mẹ, cách nhau từ 1-3 giờ. Điều này cũng giúp bé tập luyện động tác bú, nuốt và đồng thời cũng giúp kích thích sữa mẹ sản xuất ra nhiều hơn. 

2. Cữ ăn của trẻ sơ sinh trong 0-1 tháng tuổi

Trong khoảng tháng đầu tiên, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu phát triển và có thể bú một lượng sữa lớn hơn. Do đó, khoảng cách giữa các cữ ăn của trẻ sơ sinh cũng dài hơn. Lúc này, trẻ cần bú từ 8-12 cữ trong một ngày, mỗi cữ cách nhau 2-4 giờ hoặc 4-5 giờ khi trẻ đang ngủ. 

Lưỡng sữa trong mỗi cữ bú của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi cũng khác nhau. Quan trọng là khi bú no trẻ không quấy khóc và ngủ ngoan giấc. 

3. Số lần bú sữa của trẻ từ 2-6 tháng tuổi 

Tốc độ bú sữa của bé ở giai đoạn 2-6 tháng tuổi bắt đầu nhanh hơn, động tác bú và nuốt thành thạo hơn nên lượng sữa cho mỗi cữ bú tăng dần và tần suất bú sữa cũng giảm lại. Trung bình mỗi 24 giờ bé cần được cho ăn 4-5 lần, cách nhau 3-4 giờ.  

4. Số lần bú sữa của trẻ từ 6-12 tháng tuổi 

Giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi, một số trẻ bắt đầu chế độ tập ăn dặm và làm quen với các loại thức ăn đặc khác ngoài sữa mẹ. Vậy nên bố mẹ cần nhận biết tín hiệu trẻ đói bụng và cho con bú sữa theo nhu cầu, xen kẽ giữa bữa ăn dặm và sữa mẹ. Lưu ý rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng, kể cả khi con đang bắt đầu ăn dặm. Trung bình cữ ăn của trẻ trong giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi sẽ khoảng 4-5 lần/ngày, mỗi lần từ 180-230ml sữa. 

5. Cữ sữa của trẻ từ 12-24 tháng tuổi 

Ở giai đoạn sau 1 năm tuổi, trẻ vẫn có thể tiếp tục uống sữa mẹ hoặc sữa công thức nhưng chỉ duy trì vào buổi sáng hoặc tối trước khi đủ ngủ. Một số trường hợp khác nhiều mẹ vẫn duy trì cữ ăn của trẻ sơ sinh theo nhu cầu như các giai đoạn trước, nhưng cần chú ý kết hợp với chế độ ăn uống, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Lượng sữa công thức khuyến cáo cho trẻ sơ sinh 

cữ ăn của trẻ sơ sinh

Sữa công thức là loại sữa có thành phần và mùi vị gần giống với sữa mẹ, có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc bổ sung cho sữa mẹ khi không đủ sữa hoặc không thể cho con bú. Thông thường, mỗi loại sữa sẽ có công thức pha và lượng sữa cho mỗi cữ ăn của trẻ sơ sinh theo khuyến cáo chuyên biệt của nhà sản xuất. Dưới đây là lượng sữa công thức và cữ ăn chung mà các mẹ có thể tham khảo: 

  • Trung bình trong vài tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh nên uống khoảng 45–90 ml sữa, mỗi ngày chia làm 8-12 cữ ăn của trẻ sơ sinh. Lượng sữa này tăng lên khi em bé có thể bú nhiều hơn trong mỗi cữ ăn. 
  • Khi được khoảng 2 tháng, bé có thể bú khoảng 120–150 ml, cứ sau 3–4 giờ.
  • Khi được 4 tháng, bé có thể bú khoảng 120-180 ml mỗi lần bú, tùy thuộc vào nhu cầu của con mà mẹ chia cữ ăn cho trẻ sao cho phù hợp. 
  • Khi được 6 tháng, bé có thể uống 180–230 ml, khoảng 4–5 cữ sữa một ngày.  

Lượng sữa hay cữ ăn của mỗi em bé là khác nhau nên điều quan trọng là mẹ cần lưu ý là dấu hiệu con đang “khát” sữa hoặc đã bú no và đáp ứng tốt những tín hiệu này. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang đói  

Trẻ sơ sinh không thể nói với mẹ rằng “con đang đói”. Thông thường các mẹ thường dựa trên dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ quấy khóc khi đói. Nhưng ít mẹ biết rằng trước đó, con đã có những ngôn ngữ cơ thể để biểu hiện việc đòi bú, bé khóc là khi đã quá đói và khi đó có thể cáu gắt khó chịu, thậm chí không thèm uống sữa. Dưới đây là những biểu hiện giúp mẹ nhận biết trẻ đang đòi bú: 

  • Đưa tay lên miệng và mút
  • Quay đầu về phía ngực của mẹ hoặc bình sữa
  • Nhăn nhó, đập tay hoặc liếm môi
  • Các đầu ngón tay nắm chặt. 

Khi nào trẻ đã bú no? 

cữ ăn của trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc kể cả sữa công thức cảm thấy lo lắng về lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi ngày, liệu có đủ để con phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Thông thường để an tâm, các mẹ cần cho bé đi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, chiều cao và đưa ra biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Mỗi trẻ sẽ có biểu đồ tăng trưởng khác nhau và mẹ không cần quá lo lắng khi con vẫn đang nằm trong mức tăng trưởng khuyến nghị. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể quan sát những dấu hiệu sau đây, để biết con đã được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết hay chưa: 

  • Bé tăng cân nhanh và đều. 
  • Khi cảm thấy no sau mỗi cữ bú, bé sẽ quay đầu hướng khác, đẩy bầu ngực hoặc bình sữa ra. 
  • Số lượng tã phải thay nhiều hơn 6 miếng mỗi ngày. 
  • Nước tiểu gần như không màu hoặc màu vàng nhạt. 
  • Bé trở nên vui vẻ và có vẻ hài lòng sau mỗi cữ bú. 
  • Trong ngày thứ nhất và thứ hai sau sinh, bé đi tiêu từ 1-2 lần, phân có màu đen (phân su) sau đó chuyển sang màu xanh lục vào ngày thứ hai, thứ ba. Sau 5 đến 7 ngày, phân của bé sẽ có màu vàng và lỏng, vón thành từng cục nhỏ, bé đi tiêu từ 3-4 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu tăng cữ bú. 

Lưu ý rằng mẹ không nên ép trẻ bú thêm khi trẻ đã bú đủ. Mẹ có thể trao đổi thêm với bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về việc cho bé ăn và chế độ dinh dưỡng của bé. 

Cữ ăn của trẻ sơ sinh và lượng sữa cần thiết cho trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện là điều rất quan trọng. Hello Bacsi tin rằng qua những thông tin trên đây cùng với bản năng làm mẹ của mình, bạn sẽ xác định được cữ ăn và khẩu phần cho bé yêu của mình nhé! 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How Much and How Often to Breastfeed | Nutrition | CDC https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/how-much-and-how-often.html

Ngày truy cập 11/6/2023

How to Tell if Your Breastfed Baby is Getting Enough Milk – HealthyChildren.org

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/How-to-Tell-if-Baby-is-Getting-Enough-Milk.aspx

Ngày truy cập 11/6/2023

Formula Feeding FAQs: How Much and How Often (for Parents) – Nemours KidsHealth

https://kidshealth.org/en/parents/formulafeed-often.html

Ngày truy cập 11/6/2023

Breastfeeding: the first few days – NHS

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/the-first-few-days/

Ngày truy cập 11/6/2023

How often should I breastfeed my baby? | Baby & toddler, Feeding articles & support | NCT

https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/early-days/how-often-should-i-breastfeed-my-baby

Ngày truy cập 11/6/2023

Phiên bản hiện tại

28/06/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo