backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đau đầu vú khi cho con bú: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung · Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

Đau đầu vú khi cho con bú: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau đầu vú khi cho con bú là tình trạng mà bất cứ bà mẹ nào cũng có thể gặp phải. Việc tìm ra nguyên nhân gây đau đầu nhũ hoa sẽ giúp bạn có cách giảm đau đầu ti trong quá trình cho bé bú hiệu quả, dễ dàng.

Khi nhắc đến chuyện nuôi và chăm con sau sinh thì sẽ có hàng trăm vấn đề mà mẹ sau sinh có thể gặp phải. Trong đó, việc cho con bú bị đau đầu ti, hút sữa bị đau núm, phồng rộp, nứt đầu vú… là những nỗi ác mộng rất thường gặp. Vậy nguyên nhân của hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú là do đâu và giải pháp khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi bạn nhé!

7 nguyên nhân gây đau đầu ti khi cho con bú

Nhiều mẹ thường thắc mắc núm vú đau khi bé bú là do đâu. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải vì sao hút sữa bị đau núm vú. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú:

1. Bé ngậm, bắt vú không đúng cách gây đau đầu vú khi cho con bú

Việc mẹ bị đau đầu vú khi cho bé bú có thể do cách ngậm bắt núm vú mẹ của bé sai. Nếu trẻ chỉ ngậm ở đầu núm vú thì mẹ sẽ dễ cảm thấy đầu ti bị đau khi cho con bú, vì bé chỉ dồn lực hút lên đầu ti của mẹ.

Ngược lại, nếu ngậm đúng thì cằm bé sẽ tì vào bầu vú mẹ, miệng bé ngậm đầy bầu vú, đầu ti mẹ phải nằm sâu trong khoang miệng của bé và mẹ không cảm thấy đau khi bé bú.

Do đó, trong quá trình cho con bú, nếu thấy núm vú có hình dạng xẹp, dẹt như đầu thỏi son mới hay có một đường chạy dọc núm vú thì khi cho con bú, bạn nên nâng bé lên và đưa bầu vú sâu hơn vào miệng bé.

Một số trường hợp làm bé khó ngậm đúng khớp ngậm:

  • Bé bị tật dính thắng lưỡi
  • Núm vú mẹ phẳng, thụt
  • Núm vú mẹ phù nề do viêm
  • v.v.

Việc cho con bú mẹ đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ núm vú của bạn bị tổn thương, khó chịu và đau.

2. Dùng máy hút sữa sai cách gây đau đầu vú khi cho con bú

đau núm vú khi cho con bú

Vì sao mỗi khi hút sữa bị đau núm vú? Nếu nhận thấy núm vú sau khi hút sữa bị phồng rộp, rất có thể là bạn đã hút sữa sai cách. Việc sử dụng máy hút sữa không đúng cách có thể làm đau đầu ti, thậm chí gây tổn thương sâu cho núm vú.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng hút sữa bị đau núm, phồng rộp có thể là do:

  • Kch cơ phễu máy hút sữa quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước núm vú
  • Một số mẹ chỉnh cho mức hút của máy quá cao
  • Hút sữa quá lâu gây rát đầu ti…

3. Đầu ti bị nhiễm nấm gây đau khi cho con bú

Vì sao mẹ đau đầu vú khi cho con bú? Nếu bé mắc bệnh tưa miệng hay có hạt nấm trong miệng thì tình trạng này sẽ lây sang núm vú mẹ trong quá trình cho bé bú và ngược lại. Dấu hiệu khi mẹ bị nhiễm nấm là:

  • Ngứa
  • Nổi mẩn đỏ
  • Nhức đầu ti dẫn đến đau bầu vú trong hoặc sau khi cho con bú.

Trong trường hợp này, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được chữa trị nếu triệu chứng đau đầu ti khi cho con bú không thuyên giảm.

4. Trẻ bị dính thắng lưỡi khiến mẹ bị đau đầu vú khi cho con bú

Khi phần da giữa lưỡi và sàn miệng dưới quá ngắn khiến trẻ bị dính thắng lưỡi thì bé sẽ bị líu lưỡi làm bé khó có thể ngậm đúng khớp bú. Vấn đề này gây khó khăn trong quá trình trẻ bú mẹ và có thể dẫn đến hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú hoặc nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú.

5. Nốt mụn sữa dưới da đầu ti

Tại sao cho con bú lại bị đau núm vú? Câu trả lời là rất có thể mẹ bị nổi mụn sữa khi lớp da mỏng phát triển che lấp miệng ống dẫn gây tắc tia sữa. Nốt mụn sữa trông giống một nốt màu trắng hoặc vàng trên núm vú và gây ra cơn đau đầu ti khi cho bé bú. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài tuần.

6. Cho con bú bị đau đầu ti do bị rộp núm vú

Mẹ bị đau đầu vú khi cho con bú có thể do rộp núm vú. Rộp núm vú là tình trạng mụn nước màu vàng hay mụn huyết mọc trên núm vú gây đau đầu vú dữ dội, nhất là khi cho bú. Việc bị ma sát hay trẻ ngậm núm vú không đúng cách có thể là nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.

Lý do phổ biến gây ra rộp núm vú nữa là bé không ngậm trọn bầu vú hay mẹ dùng máy hút sữa chưa đúng cách. Mẹ nên kiểm tra khớp ngậm của bé nếu bé bú trực tiếp hoặc đo kích cỡ đầu ti xem có phù hợp với cỡ phễu máy hút sữa không.

Khi bị rộp núm vú, bạn đừng tự ý sử dụng kem hay các bài thuốc dân gian giúp giảm đau núm vú cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ da liễu. Cho đến khi bệnh khỏi hẳn, bạn nên vắt sữa bằng tay cho con bú để tránh bị cương sữa. Nếu chỉ bị nổi rộp một bên ngực thì bạn vẫn có thể cho con bú trực tiếp bên bầu vú còn lại.

7. Đau đầu vú khi cho con bú do co thắt mạch

Đau đầu vú khi cho bé bú do đâu? Nếu núm vú đau dữ dội và trông tái nhợt trong một vài giây hay vài phút sau khi cho bú rồi trở lại sắc thái bình thường thì có thể là hiện tượng co thắt mạch máu ở núm vú. Những chấn thương, sự chèn ép núm vú hay vi nấm có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt núm vú.

Trường hợp đầu vú bị đau khi cho con bú xảy ra ít phổ biến hơn chính là tình trạng co thắt do hội chứng Raynaud gây ra. Ở trường hợp này, bạn sẽ cảm thấy đau đầu ti khi cho con bú ở cả hai bên cùng một lúc, cơn đau do gặp lạnh thường kéo dài vài phút. Hãy đi khám để biết cách điều trị và cho con bú khi gặp phải tình trạng này.

Đau đầu vú khi cho bé bú có sao không?

“Mẹ cho con bú bị đau núm có sao không?” là các thắc mắc khá thường gặp. Thực tế, đau núm vú hay đau đầu ti khi cho con bú là tình trạng rất đỗi quen thuộc ở những người lần đầu cho con bú sữa mẹ.

Trong một vài tuần đầu, bạn cảm thấy đau lúc trẻ mới ngậm núm vú là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu ti khi cho con bú xuất hiện nhiều hoặc bạn bị đau đầu vú khi cho con bú suốt quá trình cho bú, đầu ti nứt chảy máu thì cần lưu ý.

Hãy để tâm đến cảm nhận của bản thân và đi khám khi cảm thấy đầu ti đau râm ran khi cho con bú. Bởi nếu bạn lơ là, chủ quan, núm vú có thể bị nứt, xước và chảy máu. Đến lúc đó việc cho con bú có thể trở thành một cực hình.

Đau đầu vú khi cho con bú phải làm sao?

Cách khắc phục đau đầu vú khi cho con bú
Cách khắc phục đau đầu vú khi cho con bú

Mẹ bị đau đầu ti khi cho con bú phải làm sao? Nếu hút sữa bị đau núm thì nên làm gì? Đây là những băn khoăn thường gặp của các mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ. Để khắc phục tình trạng bị đau đầu ti khi cho con bú, bạn có thể thử các cách giảm đau sau:

1. Trước và trong khi cho bé bú

  • Chườm lạnh để làm tê núm vú trước khi bé bú. Điều này sẽ giúp giảm đau đầu ti khi bé bắt đầu bú.
  • Vắt bớt sữa. Nếu ngực quá cương sữa, bé khó ngậm đúng khớp bú, nên vắt sữa bớt rồi cho bé bú.
  • Kiểm tra khớp ngậm của bé mỗi khi cho bé bú. Vị trí ngậm tốt nhất là cằm bé phải chạm vào phần dưới của ti của mẹ. Bạn có thể dùng thêm gối kê dưới lưng con khi cho con bú trực tiếp.
  • Thử nhiều tư thế bú khác nhau. Nếu bạn băn khoăn đau đầu ti khi cho con bú nên làm gì, hãy thử đổi tư thế cho con bú, chẳng hạn như để bé nằm trong lòng bạn hoặc cho bé nằm bên cạnh, để tìm ra được tư thế cho bé bú phù hợp nhất.
  • Cho bé bú bên lành trước, bé sẽ bú bên tổn thương nhẹ nhàng hơn vì đã bớt đói hơn.

Bạn có thể quan tâm:

2. Sau khi cho bé bú

  • Làm sạch núm vú sau khi cho con bú. Sau khi cho bé bú, hãy làm sạch núm vú nhẹ nhàng để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rơ lưỡi cho bé để làm sạch lưỡi cho bé, tránh tưa lưỡi cho bé dẫn đến nhiễm chéo mẹ con.
  • Thoa sữa mẹ lên đầu ti. Nếu núm vú bị đau khi cho con bú, bạn có thể khắc phục bằng cách vắt sữa mẹ và thoa lên đầu ti. Sữa mẹ với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn sẽ giúp chữa lành tình trạng viêm, nứt núm vú. Tuy nhiên trong những trường hợp viêm, nhiễm nấm, thoa sữa càng tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển.
  • Để núm vú khô tự nhiên trong không khí sau mỗi cữ bú, tránh tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Cho con bú thường xuyên ít nhất mỗi 2 – 3 giờ để tránh bé bị đói và dùng lực bú quá mạnh mỗi khi bú mút, cũng như hạn chế căng tức bầu ngực cho mẹ. Tuy nhiên cũng không nên cho bé  bú mẹ lâu ngay cả khi bé không bú được sữa. 

3. Khi không cho bé bú

  • Vệ sinh đầu vú nhẹ nhàng mỗi ngày. Bạn có thể dùng xà phòng không có mùi thơm, không có chất tẩy rửa để nhẹ nhàng làm sạch núm vú mỗi ngày một lần.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn thắc mắc “Đau đầu vú khi cho con bú phải làm sao?”, “Có thuốc bôi nào giúp giảm đau không?”, thì câu trả lời là mẹ có thể dùng thuốc mỡ hoặc lanolin (loại thuốc dùng cho các bà mẹ đang cho con bú) bôi lên núm vú sau mỗi lần cho bú để dưỡng ẩm đầu ti.

Nếu bạn đau đầu ti dữ dội khi cho con bú, hãy đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, các chị em sẽ biết nguyên nhân gây đau đầu vú khi cho con bú và có cách điều trị thích hợp để việc cho con bú trở nên nhẹ nhàng hơn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo