backup og meta

Xung đột gia đình: Con trẻ phải làm gì để vượt qua?

Xung đột gia đình: Con trẻ phải làm gì để vượt qua?

Xung đột gia đình hay những cãi vã giữa vợ chồng được xem là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, việc bố mẹ cãi nhau thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bất ổn trong sự phát triển của trẻ, cả về mặt tâm lý.

Xung đột gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly thân và ly hôn. Đối với con trẻ, hình ảnh bố mẹ cãi nhau sẽ để lại cho trẻ rất nhiều những điều tiêu cực. Tuy nhiên, việc tranh cãi hay xung đột lại là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm sao để con yêu đối mặt với vấn đề này? Bài viết sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Khi bố mẹ cãi nhau thường xuyên

Việc này đối với trẻ nhỏ đặc biệt khi con bước vào độ tuổi dậy thì, thực sự là một điều phiền muộn. Điều quan trọng là bố mẹ cần giúp con hiểu được nguyên nhân gây ra xung đột gia đình không phải do lỗi của trẻ.

Rất nhiều ông bố bà mẹ gặp phải tình trạng căng thẳng bởi nhiều lý do khác nhau, từ áp lực công việc cho đến cuộc sống hôn nhân gia đình. Bởi vì những điều này, mâu thuẫn nảy sinh và xung đột gia đình, tranh cãi trở thành một phần không thể tránh được. Nó khiến trẻ không ít lần phải nghe những lời lẽ không hay, giận dữ từ người lớn.

Điều gì xảy ra khi bố mẹ cãi nhau?

Rất nhiều cặp vợ chồng không ít lần bất đồng quan điểm với nhau nhưng vẫn giữ được bình tĩnh và giải quyết mọi thứ ôn hòa. Tuy nhiên, nhiều người lại không thể kiểm soát cảm xúc của mình, từ chuyện bất đồng quan điểm dẫn đến tranh cãi kịch liệt và to tiếng với nhau.

Khi bố mẹ cãi nhau, việc trẻ cảm thấy lo lắng là điều hết sức bình thường. Thậm chí nhiều người còn quát tháo nặng lời, và tâm lý thường thấy của trẻ lúc này là sợ hãi, buồn bã, tổn thương.

Thỉnh thoảng, tình trạng bạo lực gia đình hay “chiến tranh lạnh” cũng xảy ra.

Cùng có đôi khi nguyên nhân gây nên tranh cãi xuất phát từ con trẻ. Điều này khiến bé cảm thấy tội lỗi và áy náy. Tuy nhiên, hành vi của bố mẹ lúc này lại hoàn toàn không phải lỗi của trẻ.

Xung đột gia đình: Hệ quả gì xảy ra với trẻ?

Bên cạnh tâm lý tự ti, mặc cảm về những hành vi xung đột của bố mẹ, trẻ con thường rất lo lắng và sợ hãi rằng bố mẹ sẽ không còn quan tâm nhau nữa.

Trẻ cũng rất lo sợ rằng bố mẹ sẽ ly hôn. Bạn cần giúp con hiểu rằng, mặc dù vấn đề ly hôn hiện nay cũng khá phổ biến, nhưng những tranh cãi của bố mẹ không có nghĩa là bố mẹ hết yêu thương nhau hay là bố mẹ sẽ ly hôn.

Lý do khiến phần lớn các ông bố bà mẹ cãi nhau đó từ là những áp lực, căng thẳng, sự mệt mỏi hay đơn giản là bởi vì 1 ngày tồi tệ đã xảy ra và bố mẹ không còn đủ kiên nhẫn.

Những lúc cãi nhau, nhiều người lớn hành xử cũng giống như trẻ con. Bố mẹ cũng buồn, giận, rồi khóc, thậm chí la hét. Bố mẹ có thể nói những điều lý trí không thể kiểm soát.

Có nhiều lúc, các cặp vợ chồng cãi nhau chẳng vì lý do chính đáng nào cả, mà chỉ bởi vì tâm trạng họ hôm nay không được tốt hay bởi vì quá áp lực từ công việc hay một vấn đề nào đó. Họ thậm chí la hét, trút giận lên bất cứ ai đến gần.

Trẻ nên làm gì khi bố mẹ cãi nhau?

Khi bố mẹ cãi nhau, tốt nhất là nên để trẻ thoát khỏi xung đột này. Con nên đi ra ngoài để hít thở bầu không khí trong lành. Bạn cần để trẻ hiểu rằng, đây là chuyện giữa bố mẹ và bố mẹ sẽ giải quyết tốt mọi thứ. Nhiệm vụ của con lúc này không phải là một người trọng tài hay người hòa giải.

Sau những lần bố mẹ tranh cãi nhau, khuyến khích trẻ nên nói cho bố mẹ biết cảm xúc của mình. Việc trẻ giấu cảm xúc thật hay những tổn thương trong lòng lâu ngày sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý của con sau này, ví dụ như chứng trầm cảm, tự kỷ

Ngoài ra, con có thể tâm sự với bạn của mình hay một người mà con tin tưởng khi bố mẹ có bất hòa.

Bài học dành cho các bậc cha mẹ

Bởi vì những tranh cãi, mâu thuẫn hay xung đột gia đình là điều không thể tránh khỏi, đôi khi bạn cũng không thể nào kiểm soát được chúng. Tuy nhiên, cũng giống như việc dạy dỗ cho trẻ, chính bạn thân bạn cũng cần học cách kiểm soát cảm xúc và lấy lại bình tĩnh.

Tất cả những gì các bậc cha mẹ cần làm khi vợ chồng có mối xung đột bất hòa là đừng để trẻ nghe thấy những lời “xấu xí” từ người lớn. Và nếu có thể, đừng bao giờ cãi nhau trước mặt con trẻ.

Các nhà khoa học đã chứng minh, khi tâm trạng không tốt hay áp lực cuộc sống quá nhiều, bạn nên tìm đến những mảng xanh thiên nhiên. Màu xanh lá từ cỏ cây, hoa lá chính là một liệu pháp hay đối với việc giải tỏa căng thẳng cho bạn đấy.

Gia đình là nơi để yêu thương, không phải là nơi để trút bỏ bực dọc. Nếu các ông bố bà mẹ phải chịu quá nhiều căng thẳng áp lực ngoài xã hội thì nên nhớ, cố gắng đừng đem chúng về nhà. Trẻ con sẽ học hỏi rất nhiều thứ từ bố mẹ, vì vậy, hạn chế tối thiểu những xung đột gia đình, bạo lực bạn nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How children cope with family conflict? http://www.webmd.boots.com/children/guide/when-parents-argue-constantly Ngày truy cập 30/8/2017

Divorce and separation http://www.child-encyclopedia.com/divorce-and-separation/according-experts/how-parents-can-help-children-cope-separationdivorce Ngày truy cập 30/8/2017

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Mai Hồ


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo