backup og meta

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé sản sinh đủ vitamin D

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách để bé sản sinh đủ vitamin D

Bạn đã biết việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ. Song, để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn hãy tham khảo bài viết của Hello Bacsi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc không đơn giản với nhiều bà mẹ. Ngoài việc chăm sóc về các cữ bú, giấc ngủ, tắm rửa vệ sinh hằng ngày, bạn không nên quên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách. Từ lâu, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhưng nếu không tắm nắng đúng cách, việc làm này có thể không mang lại hiệu quả và khiến bé khó chịu.

Ích lợi từ việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Bạn mới sinh con và nhận được nhiều lời khuyên nên cho bé tắm nắng? Đây thật sự là lời khuyên đúng đắn. Tắm nắng giúp da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể sản sinh đủ vitamin D nên hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng vàng da sơ sinh. Ngoài ra, việc tắm nắng cho trẻ còn giúp chữa chứng hăm tã vì ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn.

Vitamin D rất quan trọng đối với sự hấp thu canxi, tăng trưởng và phát triển bình thường giúp duy trì sức khỏe xương của trẻ. Việc thiếu hụt vitamin D ở trẻ sơ sinh gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây kích ứng, khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Thậm chí, sự thiếu hụt vitamin D đột ngột còn có thể gây ra chứng còi xương, dẫn đến các dị tật về xương (nhất là ở chân).

Vào những năm 1940 – 1970, tỷ lệ ung thư da bắt đầu tăng cao khiến nhiều nhà khoa học lên tiếng cảnh báo về những tác động tiêu cực của ánh nắng đối với da. Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người thay vì tắm nắng để cơ thể có thể hấp thu được vitamin D từ ánh sáng mặt trời thì hãy bổ sung loại vitamin này từ chế độ ăn hàng ngày. Để điều trị chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, các cơ sở y tế áp dụng phương pháp chiếu đèn mà không khuyến khích bố mẹ cho trẻ tắm nắng.

Sau này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng 30 phút mỗi tuần giúp trẻ có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày cũng giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Mách mẹ bỉm sữa bí quyết tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bạn đã biết tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh chưa? Thực tế, việc tắm nắng cho trẻ vào mùa đông và mùa hè có nhiều khác biệt mà bạn cần chú ý.

1. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa hè

Vào mùa hè, trời nắng sớm, mặt trời chói chang, gay gắt, bạn nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ và nắng nóng khiến bé bị nóng, khó chịu. Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6 – 7 giờ sáng.

Bạn cũng nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, bạn nên hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé yêu bị đổ mồ hôi quá nhiều.

2. Cách tắm nắng cho trẻ vào mùa đông

Mùa đông, trời lạnh nên bạn thường hạn chế cho bé yêu ra ngoài vì sợ bé sẽ bị cảm lạnh, viêm hô hấp… Ngoài ra, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến làn da của trẻ ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Hệ quả là bé có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông.

Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa này, bạn nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, bạn không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe.

Cách tắm nắng đúng cách cho trẻ sơ sinh là bạn nên chọn nơi yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng nhưng không có gió lùa. Ngoài ra, bạn lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé yêu.

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

 

Để có thể tắm nắng cho bé yêu đúng cách, bạn cần tuân theo những lưu ý sau:

  • Khi bé yêu khoảng 7 – 10 ngày tuổi, bạn đã có thể cho bé tắm nắng.
  • Thời điểm và thời gian không tắm nắng cho trẻ: Khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ, tia cực tím hoạt động mạnh gây tác động xấu lên da. Thời gian tắm nắng cho trẻ không quá 20 phút/lần.
  • Khi cho trẻ tắm nắng, bạn cởi hết quần áo, lấy mũ che gáy, mắt và vùng sinh dục của bé nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi bé tắm nắng, bạn hãy trò chuyện với bé, massage, vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái. Nếu bé có nhu cầu bú mẹ trong khi tắm nắng và hai mẹ con không ở nơi công cộng, bạn cũng có thể cho bé bú.
  • Tăng dần thời gian tắm nắng: Lúc đầu, bạn có thể cho bé tắm nắng chỉ vài ba phút, sau tăng dần lên 5 – 10 phút. Mục đích là để cho bé làm quen với việc này và không quấy khóc.
  • Ngoài ra, việc tắm nắng cho bé cũng cần lưu ý đến yếu tố địa lý, vùng miền. Vùng nhiều nắng, thời gian tắm nắng cho trẻ ít hơn. Ví dụ: Cùng vào thời điểm là tháng 2, thời gian tắm nắng của trẻ sơ sinh ở TP. HCM ít hơn trẻ ở miền Bắc.
  • Không tắm nắng cho trẻ qua cửa kính, vì kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không hấp thu được vitamin D.
  • Trẻ có làn da sậm màu cần tắm nắng lâu hơn trẻ có làn da sáng.
  • Sau khi tắm nắng, mẹ nên cho bé bú để bù lại lượng nước đã mất vì có thể bé bị đổ mồ hôi khi tắm nắng.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da bé nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Đưa bé đến bác sĩ để khám nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Parents’ knowledge and behaviour concerning sunning their babies; a cross-sectional, descriptive study. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1634747/ Ngày truy cập 20/3/2018.

Your baby and Vitamin D. https://homemade-baby-food-recipes.com/baby-and-vitamin-d Ngày truy cập 201/3/2018.

Soapking up the sun. http://www.thehindu.com/sci-tech/health/soaking-up-the-sun/article19700235.ece Ngày truy cập 20/3/2019.

 

Phiên bản hiện tại

24/04/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo