backup og meta

Lấy ráy tai cho bé: Không phải lúc nào cũng cần thiết!

Lấy ráy tai cho bé: Không phải lúc nào cũng cần thiết!

Ráy tai là hỗn hợp các chất được tiết ra trong lớp lót của ống tai, tế bào da chết và mồ hôi. Đây không phải là chất bẩn, do đó, đôi lúc việc lấy ráy tai cho bé không những không cần thiết mà còn gây hại. 

Bạn thường xuyên lấy ráy tai cho bé vì nghĩ rằng cách làm này sẽ giúp tai bé sạch sẽ hơn và không làm ảnh hưởng đến chức năng tai. Thế nhưng, liệu có nên ngoáy tai cho trẻ sơ sinh? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Có nên lấy ráy tai cho bé?

Rất nhiều cha mẹ có thói quen vệ sinh tai cho bé bằng cách lấy ráy tai thường xuyên. Thế nhưng, thực tế, việc làm này đôi khi không cần thiết bởi:

  • Ráy tai không phải là chất bẩn, thậm chí ráy tai còn có chức năng bảo vệ cơ thể.
  • Ráy tai tự sinh ra trong ống tai, thuộc cơ chế tự làm sạch của ống tai, được đẩy từ đĩa đệm tai sang lỗ tai. Ráy tai có thể tự loại bỏ mà không cần tác động
  • Việc lấy ráy tai bằng tăm bông hoặc các thiết bị lấy ráy tai có thể khiến ráy tai càng đi sâu vào bên trong, làm tắc nghẽn lỗ tai. Không những vậy, những dụng cụ này còn có thể làm tổn thương tai, sưng mủ, gây điếc tạm thời.

Ráy tai quan trọng với bé thế nào?

Ráy tai có tác dụng như chất bôi trơn tự nhiên, giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn có trong ống tai và giữ tai sạch sẽ. Khi ráy tay khô, ống tai ngoài sẽ tự làm sạch. Nhờ động tác nhai và chuyển động của hàm, ráy tai cũ và các tế bào chết sẽ di chuyển từ phía màng nhĩ tới lỗ tai ngoài. Chúng khô dần và rơi ra.

Rất nhiều cha mẹ cho rằng ráy tai là chất bẩn, nên thường xuyên lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, thực tế, ráy tai rất hữu ích vì nó giúp:

  • Bảo vệ tai khỏi bụi bẩn từ môi trường, đặc biệt là khi bé chơi ở những khu vui chơi ngoài trời
  • Điều hòa độ pH, diệt nấm, diệt khuẩn và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước
  • Làm mềm da, hạn chế sự khô rát bên trong tai, do đó tránh ngứa và nứt da
  • Ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào ống tai
  • Giảm tế bào chết bên trong tai do ráy tai đã mang chúng ra bên ngoài

Khi nào nên lấy ráy tai cho bé?

lấy ráy tai cho bé

Dù có thể tự đào thải nhưng đôi khi ráy tai vẫn còn trong tai và khiến bé khó chịu. Bạn chỉ nên lấy ráy tai cho bé khi bé có các biểu hiện như:

  • Đau tai
  • Ù tai, có tiếng ồn trong tai
  • Nghe không rõ
  • Ngứa
  • Chảy nước
  • Có chảy mủ ở tai
  • Ho.

Cách lấy ráy tai an toàn cho bé

Khi ráy tai quá nhiều nhưng không chảy mủ, bạn có thể thử cách lấy ráy tai cho bé sau:

  • Cách an toàn nhất là mua thuốc nhỏ tai từ hiệu thuốc. Nhỏ một vài giọt vào tai, sau đó đặt bé nằm nghiêng để ráy tai chảy ra ngoài.
  • Bạn cũng có thể sử dụng tăm bông, thấm nước hơi ẩm rồi lau sạch lỗ ngoài của ống tai
  • Sử dụng một chiếc khăn mềm, mỏng, hơi ẩm, nhẹ nhàng lau sạch các góc tai ngoài rồi xoắn nhẹ một góc, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và xoắn lại. Ráy tai sẽ được đưa ra ngoài theo đường xoắn của chiếc khăn.
  • Một trong những cách lấy ráy tay khô cho bé là bạn có thể nhỏ chút dầu mát xa để làm mềm ráy tai.

Những điều không nên làm

Bạn không cần làm vệ sinh tai cho bé mỗi ngày vì như vậy, cơ chế tự làm sạch ráy tai sẽ bị gián đoạn. Nếu có lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh thì bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không tự ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông gòn hai đầu hoặc các dụng cụ lấy ráy tai khác để ngoáy tai cho bé vì điều này có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn.
  • Không dùng các đồ vật như kẹp tóc, những vật sắc nhọn để lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh. Điều này không chỉ làm trầy xước ống tai mà còn gây nhiễm trùng. Nguy hiểm hơn còn có thể làm thủng màng nhĩ.
  • Không nên sử dụng nến xông tai vì phương pháp này chưa được chứng minh là lấy được ráy tai. Quan trọng hơn, cách này còn làm tổn thương tai nghiêm trọng.
  • Không dùng những bình xịt tan ráy tai cho bé để làm sạch vì lực của nước có thể gây tổn thương cho tai.

Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng tai như sốt, mất ngủ, đau dữ dội và ngứa tai, bạn nên đưa bé đi khám ngay.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Earwax In Toddlers: Should It Be Removed? http://www.momjunction.com/articles/earwax-in-toddlers_00397194/  Ngày truy cập 18/9/2017

Earwax in toddlers: what’s healthy and what’s not https://www.babycentre.co.uk/a25007705/earwax-in-toddlers-whats-healthy-and-whats-not Ngày truy cập 18/9/2017

Dealing With Earwax https://kidshealth.org/en/parents/earwax.html Ngày truy cập: 28/1/2021

Phiên bản hiện tại

28/01/2021

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 28/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo