backup og meta

Bí quyết giúp bé sinh mổ vững vàng vượt qua các bệnh tiêu hóa trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời

Bí quyết giúp bé sinh mổ vững vàng vượt qua các bệnh tiêu hóa trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời

Những tháng đầu tiên sau khi chào đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây cũng là giai đoạn thích nghi của bé đối với thế giới bên ngoài. 

Trong những ngày tháng đầu tiên khi mới bước ra thế giới, bé sẽ vô cùng lạ lẫm với mọi thứ xung quanh. Đây là lúc mà bé sẽ phải bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài và học cách thích nghi với một môi trường sống khác hẳn với thời gian 9 tháng 10 ngày bé nằm trong bụng mẹ. Trước khi con có thể thích nghi hoàn toàn, các vấn đề về tiêu hóa có thể gây “rắc rối” cho bé nên con sẽ cần mẹ thấu hiểu, chăm sóc, đặc biệt là chăm chút qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời, trẻ sinh mổ thích nghi như thế nào?

1.000 ngày đầu tiên là giai đoạn từ khi thụ thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi (24 tháng). Ngoài việc làm quen với những yếu tố về môi trường như âm thanh, nhiệt độ hay với ba mẹ, đây cũng là lúc mà não, cơ thể và hệ miễn dịch của bé tăng trưởng và phát triển vượt bậc [1]. Do những trải nghiệm của bé trong 1000 ngày đầu đời, bao gồm dinh dưỡng, môi trường sống và các mối quan hệ, có ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành trong suốt phần đời còn lại nên giai đoạn này còn được ví như “giai đoạn vàng” đối với sự phát triển của bé mà ba mẹ cần đặc biệt quan tâm [1].

Ở giai đoạn này, hầu hết các cơ quan vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu như trước đây, khi còn nằm trong bụng mẹ, bé sẽ được nuôi dưỡng bằng dưỡng chất cung cấp qua dây rốn và nhau thai [2] thì giờ đây bé sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thông qua việc bú mẹ hoặc sữa công thức (trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú) để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [11].

Các vấn đề về tiêu hóa trong 1000 ngày đầu đời khi trẻ đang thích nghi với nhiều thay đổi

các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thích nghi

Trong 1000 ngày đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Thế nhưng, do hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt và đang trong giai đoạn thích nghi với nhiều thay đổi nên dù là bú mẹ hay bú sữa ngoài thì trẻ vẫn rất dễ gặp phải các bệnh tiêu hóa. 

Táo bón

Một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ bú ngoài khiến mẹ lo lắng điển hình nhất là táo bón. Không ít mẹ khi thấy con chậm đi ngoài trong 2 – 3 ngày liền vội vàng nhận định bé bị táo bón do sữa công thức và ngay lập tức đổi sữa cho con. Thực tế, trẻ dưới 4 tuổi chỉ được xác định là bị bệnh táo bón khi có ít nhất 2 biểu hiện sau:

  • Kéo dài trong ít nhất 1 tháng các tình trạng như đại tiện dưới 2 lần/tuần, có tiền sử nhịn đại tiện quá mức, gặp khó khăn.
  • Đau khi đi đại tiện (phải dùng sức để rặn khiến hậu môn bị đau rát, trẻ đỏ mặt và khóc…), đi ngoài ra khối phân có kích thước lớn… [4].

Các bệnh tiêu hóa khác

Ngoài ra, tùy thể trạng của từng trẻ mà có thể xảy ra các vấn đề như [3]:

  • Trào ngược dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Nôn, trớ sữa
  • Khó tiêu

Tuy nhiên, những biểu hiện xảy ra trong những năm đầu đời này thường không kéo dài và không có các dấu hiệu nghiêm trọng [3].

Đặc biệt, đối với bé sinh mổ, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hoá lại càng cao hơn. Ngoài tiêu hóa, hệ vi sinh vật đường ruột được phát hiện là chịu trách nhiệm cho nhiều yếu tố sức khỏe khác, đặc biệt là có vai trò mật thiết đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Do đó, khi trẻ sinh mổ không tiếp xúc với lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ hoặc trì hoãn tiếp xúc vi khuẩn từ da của mẹ, thay vào đó lại tiếp xúc với hại khuẩn từ bệnh viện nhiều hơn, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại bệnh tật [10], [5]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường. Điều này khiến hệ vinh sinh đường ruột của bé bị xáo trộn, hệ miễn dịch kém và dễ mắc bệnh hơn [5], [6]. 

Đối với sức khỏe tiêu hóa, nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ sinh mổ thường có tỷ lệ viêm dạ dày ruột cao hơn trẻ sinh thường 30%. Bệnh có thể khiến bé rơi vào tình trạng mất nước, nôn ói và tiêu chảy. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt chú ý xem xét các triệu chứng có thật sự nghiêm trọng hay chỉ là nôn trớ, tiêu chảy bình thường để kịp thời đưa bé đến các cơ sở y tế [7], [8].

Bí quyết giúp mẹ xoay chuyển tình thế, biến nguy cơ về tiêu hóa thành cơ hội để bé sinh mổ phát triển tối đa trong 1000 ngày đầu đời

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe tiêu hóa, hô hấp và miễn dịch như đã nói trên. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng vì các vấn đề này dễ dàng được cải thiện nếu mẹ biết chăm sóc cho bé đúng cách, khoa học, đặc biệt là qua dinh dưỡng. Khi đó, mẹ có thể xoay chuyển những bất lợi thành cơ hội giúp trẻ sinh mổ phát triển khỏe mạnh hơn.

Duy trì cho bé bú mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và có thể giúp trẻ tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hóa [11]. Đặc biệt, với bé sinh mổ, sữa mẹ còn là nguồn cung cấp các thành phần giúp thiết lập hệ vi sinh đường ruột và nâng cao hệ miễn dịch cho bé như:

  • HMO – đại dưỡng chất dồi dào thứ 3 trong sữa mẹ, giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ miễn dịch [12].  Trẻ sơ si bú mẹ sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe từ những HMO có trong sữa mẹ [12], đặc biệt là công dụng ngăn ngừa mầm bệnh [14].
  • Nucleotides: Dưỡng chất giúp tăng cường sản xuất kháng thể. Theo kết quả của các nghiên cứu, nucleotides có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn 86% sau khi tiêm chủng vaccine HIB và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy [15], [16], [17].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ chứa bifidobacteria, nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [18].

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho đến khi 2 tuổi nếu có đủ điều kiện [11]. Trường hợp mẹ gặp các vấn đề sức khỏe không thể cho bé bú mẹ, hãy tham khảo thêm ý kiến nhân viên y tế để chọn các giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé sinh mổ. Mẹ nên ưu tiên chọn nguồn dinh dưỡng cung cấp đủ các chất HMO, Nucleotides và lợi khuẩn kể trên để giúp bé củng cố hệ miễn dịch ngày một vững vàng hơn.

Cẩn thận khi pha và đổi sữa nếu con dùng sữa ngoài

Trong trường hợp mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn mà cho bé bú thêm sữa ngoài thì khi pha sữa cần tránh tình trạng pha quá loãng hoặc quá đặc. Nếu pha quá loãng, trẻ sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất còn nếu pha quá đặc, trẻ sẽ rất dễ bị thiếu nước, sinh ra các chứng táo bón, chán ăn, sợ sữa do quá ngán [19]. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên quan tâm đến nhiệt độ của nước khi pha sữa bởi nếu nước quá nóng có thể gây bất hoạt các vitamin và giết chết các chủng lợi khuẩn có trong sữa [20].

Ngoài ra, mẹ cũng cần bình tĩnh, kiên nhẫn và tránh đổi sữa quá thường xuyên. Việc con gặp những vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy chỉ là dấu hiệu cho thấy con trong giai đoạn thích nghi. Nếu ba mẹ vội kết luận là do sữa và ngay lập tức đổi sữa mới, con sẽ phải trải qua một quá trình thích nghi khác và do đó, các vấn đề về tiêu hóa kéo dài.

Chăm con khoa học để bé ít gặp các vấn đề tiêu hóa

Ngoài các lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng kể trên, mẹ cũng cần chú ý chăm con khoa học để giúp bé giảm nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa. Cụ thể, để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ, mẹ nên:

  • Massage bụng nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột: Đặt bé nằm ngửa, để tay ngay dưới rốn và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 phút. Sau đó, giữ mắt cá chân của bé và nhẹ nhàng di chuyển từng chân hướng vào ngực bé giống như khi thực hiện động tác đạp xe [21].
  • Tập cho bé thói quen đi ngoài: Với các bé lớn, mẹ nên tập cho con thói quen đi ngoài bằng cách cho trẻ ngồi cầu sau khi ăn khoảng 20 phút. Mỗi lần ngồi khoảng vài phút nhưng không nên quá 5 phút/lần. Chú ý cho bé ngồi thoải mái, 2 bàn chân phải hoàn toàn chạm đất để đi sạch phân trong ruột, tránh ứ đọng [22].

Đối với tình trạng tiêu chảy, mẹ có thể phòng ngừa cho con bằng cách chú ý giữ vệ sinh: luôn rửa tay khi chăm sóc bé, nếu bé lớn, mẹ hãy dạy và nhắc nhở con thực hiện việc này thường xuyên. Ngoài ra, cần chú ý bảo quản sữa, vệ sinh, tiệt trùng dụng cụ pha sữa của con đúng cách. Và điều quan trọng nhất, mẹ nên cho con uống vacxin ngừa virus Rota theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế [23].

Với tình trạng trớ, ọc sữa, bí quyết để tránh là không nên cho bé bú quá nhiều trong 1 cữ, thay vào đó nên cho bé bú với lượng ít hơn nhưng cho bú thường xuyên hơn. Sau mỗi cữ bú, mẹ hãy bế bé ở tư thế thẳng đứng và vỗ ợ hơi cho bé [24].

Nhìn chung, các vấn đề về tiêu hóa xảy ra trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời của bé thường chỉ diễn ra tạm thời, không kéo dài. Tuy nhiên, do bé sinh mổ có nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn bé sinh thường, nên chỉ cần mẹ chú ý chăm sóc là có thể giúp con giảm nguy cơ, đồng thời tạo nền tảng miễn dịch vững vàng để bé lớn khôn khỏe mạnh. Nếu con có những triệu chứng về tiêu hóa nặng hơn hoặc kéo dài thì mẹ đừng chủ quan mà cần sớm đưa bé đi bác sĩ thăm khám nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. The first 1,000 days https://www.pregnancybirthbaby.org.au/the-first-1000-days Ngày truy cập: 14/06/2023

2. Maternal–Fetal Nutrient Transport in Pregnancy Pathologies: The Role of the Placenta https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4200776/ Ngày truy cập 22/08/2024

3. Functional Gastrointestinal Disorders in Infancy: Impact on the Health of the Infant and Family https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6506429/ Ngày truy cập: 14/06/2023 

4. Pediatric Functional Constipation https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537037/ Ngày truy cập: 14/06/2023

5. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 20/08/2024

6. Korpela K et al (2018)

7. Cesarean Delivery and Risk of Intestinal Bacterial Infection https://academic.oup.com/jid/article/201/6/898/888520 Ngày truy cập: 14/06/2023

8. Gastroenteritis in children https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/gastroenteritis-in-children Ngày truy cập: 14/06/2023

9. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/ Truy cập ngày 20/08/2024

10. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/ArtMID/403/ArticleID/1240/What-to-Know-About-Babies-Born-by-C-section-And-What-You-Can-Do Ngày truy cập: 14/06/2023

11. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Ngày truy cập; 14/06/2023

12. The Role of Two Human Milk Oligosaccharides, 2′-Fucosyllactose and Lacto-N-Neotetraose, in Infant Nutrition https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629589/ Ngày truy cập: 15/06/2023

13. Reverri et al (2018)

14. Rousseaux et al (2021)

15. Merolla et al (2000)

16. Yau et al (2003)

17. Pickering et al (1998)

18. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08   Ngày truy cập: 28/10/2023

19. Infant Formula Preparation and Storage https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/formula-feeding/infant-formula-preparation-and-storage.html Ngày truy cập: 15/06/2023

20. INCA Infant Formula Preparation Position https://infantnutrition.org/infant-formula-preparation/ Ngày truy cập: 15/06/2023

21. 3 ways to relieve infant constipation https://www.akronchildrens.org/inside/2023/06/25/3-ways-to-relieve-infant-constipation/ Ngày truy cập: 15/06/2023

22. Táo bón ở trẻ em https://bvndtp.org.vn/tao-bon-o-tre-em/ Ngày truy cập: 15/06/2023

23. Diarrhoeal disease https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease Ngày truy cập: 15/06/2023

24. Spitting up in babies: What’s normal, what’s not https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20044329 Ngày truy cập: 15/06/2023

Phiên bản hiện tại

06/12/2024

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 06/12/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo