Bướu huyết thanh bị cứng lại có cách nào để làm tan hết không
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bs cho e hỏi đầu của bé có cục u lên lúc mới sanh thì mềm giờ bé đc 3 tháng cục u cứng không biết có sao không ạ
Chào bạn,
Thông thường nếu u ở đầu xuất hiện từ lúc mới sinh có thể là bướu huyến thanh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, sẽ được hấp thụ dần. Nhưng lời khu
... Xem ThêmChào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
... Xem ThêmEm của cháu nay được gần 4 tuổi
Bé có 1 cục bướu oơr ngoài vành lỗ tai phải
Nó không gây ảnh hưởng gì tới bé nhưng nó bự dần theo thời gian
Nó không có màu (giống như da bé vậy),
... Xem ThêmChào bạn,
Theo mô tả của bạn, đây có thể là bướu mỡ. Đa số trường hợp thường lành tính. Nhưng bởi vì kích thước ngày càng tăng và đối với bệnh lí về da, bạn nên đưa bé đến khám trự
... Xem ThêmChào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
... Xem ThêmCái này bạn phải đi khám bạn nhé .
Có lẽ là bé bị U bã đậu, bạn nên đưa bé đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán chính xác nha. Nếu là u bã đậu thì nên làm phẫu thuật sớm. Mạc dù là u lành tính nhưng nó sẽ lớn dần và có thể gây viêm loét,
... Xem ThêmNên đưa em của bạn đi bệnh viện khám để bác sĩ tư vấn cho rõ nè bạn
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là một tình trạng sức khỏe xảy ra tương đối phổ biến với trẻ sinh thường. Trẻ bị bướu huyết thanh đôi khi phải đối diện với một số vấn đề như vàng da.
Bạn đã nghe nói đến bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh và băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị bướu huyết thanh có nguy hiểm hay không, nguyên nhân gây nên tình trạng này hay cách chăm sóc trẻ? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Bướu huyết thanh (caput succedaneum, hay còn gọi là caput) đề cập đến tình trạng một lượng máu nhỏ tụ dưới da đầu trẻ sơ sinh tạo thành khối sưng hoặc phù nề. Phần tụ máu này ở bên ngoài hộp sọ nên không liên quan đến tính trạng xuất huyết não nên thường vô hại và sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, trẻ bị bướu huyết thanh cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như vàng da.
Mặc dù có những biểu hiện tương tự nhau, nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn bướu huyết thanh với bướu máu, một tình trạng gây ra do chảy máu dưới da.
Bướu huyết thanh thường được gây ra do áp lực bên ngoài tác động lên bề mặt xương sọ em bé, làm sưng bọng, bầm tím và hình thành bướu huyết thanh. Các áp lực này có thể đến từ lực ép của thành âm đạo và tử cung trong giai đoạn mẹ mang thai và chuyển dạ.
Bướu máu cũng thường được hình thành do áp lực từ xương chậu người mẹ lên hộp sọ em bé khi chuyển dạ hoặc do sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh như kẹp… Tuy nhiên, tình trạng này khác với bướu huyết thanh ở chỗ phần dịch thường hình thành ở sâu hơn dưới da đầu và thành phần của dịch chủ yếu là máu từ các mạch máu bị vỡ.
Cả hai tình trạng kể trên không phải lúc nào cũng xảy ra do các yếu tố rủi ro cụ thể nhưng đôi khi các bác sĩ không tìm được lý do rõ ràng nào trong khi sinh. Trên thực tế, trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể mắc phải những hiện tượng này ngay khi còn là thai nhi trong bụng mẹ.
Cả bướu huyết thanh và bướu máu đều có thể được xác định khi siêu âm trong giai đoạn sau của thai kỳ. Hai loại bướu này có thể được hình thành khi mẹ bị vỡ ối quá sớm. Nước ối được biết đến như phần đệm đỡ cho thai nhi. Việc nước ối vỡ sớm nhưng thai nhi chưa ra khỏi tử cung có thể khiến da đầu trẻ va chạm vào cơ thể mẹ và bị sưng lên vì không còn đệm bảo vệ nữa.
Bướu máu còn gặp trong trường hợp mẹ mắc phải chứng thiểu ối.
Các yếu tố nguy cơ có thể làm hình thành bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là:
Tuy nhiên, khi bướu được hình thành do sử dụng hút để đưa thai nhi ra ngoài thì thường được gọi là “chignon” và không phải là một bướu huyết thanh thật sự. Chignon biến mất nhanh hơn bướu huyết thanh thông thường, thường tiêu biến sau từ vài giờ đến vài ngày sau khi trẻ được sinh ra.
Tình trạng bướu máu thường xảy ra ở những trường hợp sau:
Những trẻ mắc phải hiện tượng bướu huyết thanh, sau khi sinh ra, bố mẹ có thể nhìn thấy trẻ sơ sinh có cục u mềm trên đỉnh đầu, các cục sưng hoặc các bọng trên da đầu. Chỗ sưng thường nằm ở phần phía sau của đỉnh đầu vì đây là nơi tiếp xúc nhiều nhất với xương chậu và tử cung của mẹ. Lúc này, nếu chạm vào phần bướu sẽ khiến trẻ có cảm giác đau. Một triệu chứng khác của caput chính là các vết bầm tím trên da đầu. Trong một số trường hợp, vết bầm tím cũng xuất hiện trên mặt của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị bướu máu có thể xuất hiện một vết sưng trên da đầu (không bầm tím) trong vòng vài ngày sau khi sinh. Khi ấy, khu vực này khá nhạy cảm.
Trong quá trình sinh thường, có nhiều áp lực chồng chéo lên hộp sọ của thai nhi, đặc biệt là ở đỉnh sọ. Điều này có thể làm méo đầu trẻ, hiện tượng như vậy thường được gọi là điều chỉnh đầu thai nhi.
Nhiều cha mẹ có con bị bướu huyết thanh thì rất lo lắng nên thường thắc mắc với bác sĩ các vấn đề như : bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết, trẻ bị bướu huyết thanh có nguy cơ gì? Thông thường, bướu huyết thanh sẽ tự khỏi mà không để lại bất kỳ biến chứng gì. Tuy nhiên, đôi khi cũng có các biến chứng xảy ra như:
Tình trạng vàng da nghiêm trọng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng hơn nữa. Những biến chứng này bao gồm:
Trong một số trường hợp, u máu đầu có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như:
Bướu huyết thanh thường được xác định bằng cách kiểm tra thể chất và không cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung. Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình hình của bé một cách cụ thể hơn.
Trong một số trường hợp bướu máu, hộp sọ của trẻ có thể xuất hiện vết nứt. Vì vậy cần tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình hình xương sọ một cách chuẩn xác nhất.
Caput thường tự khỏi mà không cần can thiệp trong vài ngày sau khi sinh. Trong khi đó, nếu không kèm thêm các yếu tố rủi ro hoặc biến chứng khác, bướu máu có thể tự khỏi trong vòng 2 – 6 tuần sau khi sinh.
Trong một số trường hợp, bướu máu có thể gây ra các biến chứng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, có thể cần dùng thuốc và phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu u máu trở nên cứng chắc thì cũng có thể khỏi sau một thời gian.
Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp mũ bảo hiểm. Trong phương pháp này, trẻ sơ sinh sẽ được đội một chiếc mũ có hình dạng đặc biệt trong 18 – 20 tiếng mỗi ngày cho đến khi đầu của chúng trở về hình dạng mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ít được sử dụng.
Nhiều mẹ bỉm sữa cảm thấy lo lắng và hoang mang khi thấy trẻ sơ sinh xuất hiện bướu huyết thanh trên đầu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và hiểu thêm về tình trạng này của bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng chủ quan nhé. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm để được theo dõi và kiểm soát những biến chứng nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chương succedaneous
https://medlineplus.gov/ency/article/001587.htm
Ngày truy cập: 26/04/2019
Caput Succedaneum (Sưng da đầu khi chuyển dạ)
https://www.healthline.com/health/caput-succedaneum
Ngày truy cập: 26/04/2019
Caput succedaneum: Triệu chứng, nguyên nhân và triển vọng
https://www.medicalnewstoday.com/articles/318918.php
Ngày truy cập: 26/04/2019
Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
3 ngày
Chào bạn,
Hầu hết bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần can thiệp, có thể hết sau vài tháng. Nếu tổn thương bị calci hóa, sờ bướu huyết thanh sẽ cảm thấy cứng
... Xem Thêmid.hellobacsi.com
Community Admin
11 ngày
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
... Xem Thêm