backup og meta

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không, có chữa được không?

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không, có chữa được không?

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không và đục thủy tinh thể có chữa được không là hai câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi tỷ lệ người dân mắc phải căn bệnh này đang ngày một gia tăng.

Đục thủy tinh thể là bệnh lý tác động xấu đến sức khỏe, công việc, thậm chí tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nếu bạn đang lo ngại đục thủy tinh thể có nguy hiểm hay khó chữa không thì hãy tìm hiểu thông qua lời giải đáp của chuyên gia trong bài viết sau nhé.

Dấu hiệu của đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể lúc ban đầu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tầm nhìn của người bệnh. Đôi lúc, bạn sẽ nhận thấy hình ảnh bị mờ đi đôi chút, như thể đang quan sát mọi vật qua 1 tấm gương mờ. Đục thủy tinh thể có thể làm cho ánh sáng từ mặt trời hoặc đèn trở nên chói lóa bất thường và màu sắc hiển thị không còn sặc sỡ như trước đây.

Ngoài ra, tùy loại đục thủy tinh thể là đục thủy tinh thể nhân, đục thủy tinh thể vỏ hay đục thủy tinh thể bao sau mà người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: thấy vật thể lạ (chấm đen, sợi tóc, hình tròn…) di chuyển qua lại trước mắt, nhìn đôi, nhìn ba, thị lực ban đêm giảm…

Mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Mắt đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với ngành nhãn khoa khi số người bị mù do căn bệnh này đã chiếm gần 70% trong tổng các ca mù. Hơn nữa, nước ta mỗi năm lại có thêm khoảng 150.000 trường hợp mắc bệnh. Không chỉ dừng lại ở đó, đục thủy tinh thể còn được đánh giá là một tình trạng nguy hiểm bởi cùng lúc có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường cho cuộc sống của người bệnh.

Cụ thể, những nguy cơ về mặt thể chất và tinh thần do đục thủy tinh thể gây ra gồm:

Ảnh hưởng của đục thủy tinh thể về mặt thể chất

Đục thủy tinh thể không những làm giảm thị lực mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như:

  • Đi lại và vận động khó khăn, hay bị vấp ngã khi lên xuống cầu thang hoặc những lúc di chuyển ở nơi trơn trượt
  • Dễ va chạm, gặp tai nạn khi tham gia giao thông do không nhìn rõ phương tiện, đèn báo hiệu, người di chuyển, đặc biệt vào lúc chiều tối
  • Khó có thể tự nấu ăn, vệ sinh cá nhân hoặc chơi thể thao. Đối với trường hợp bị suy giảm thị lực giảm nghiêm trọng, người bệnh cần phải nhờ đến sự giúp đỡ.

Ảnh hưởng của tình trạng đục thủy tinh thể về mặt tâm lý

Ngoài ảnh hưởng về mặt thể chất thì vấn đề tâm lý cũng là một khía cạnh quan trọng khác mà bệnh đục thủy tinh thể tác động đến. Những người mắc bệnh sẽ không tránh khỏi nảy sinh cảm giác chán chường cũng như bất lực khi bản thân không thể tự thực hiện những hoạt động tưởng chừng như đơn giản nhất và phụ thuộc vào người bên cạnh khi tầm nhìn dần kém đi.

Dần dần, họ sẽ ngày càng sống khép kín hơn, từ đó dễ dẫn đến lo lắng, rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc những rối loạn thần kinh nguy hiểm khác.

Đục thủy tinh thể có chữa được không?

Đục thủy tinh thể có chữa được không?

Dẫu nguy hiểm nhưng đục thủy tinh thể là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và phòng ngừa được nếu chọn đúng giải pháp. Các phương pháp điều trị chính cho bệnh bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh và bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đục thủy tinh thể có nguy hiểm không và có chữa được không. Để hạn chế các biến chứng của bệnh, bạn cần đi khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, đồng thời kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Are Cataracts? https://www.webmd.com/eye-health/cataracts/what-are-cataracts#1 ngày truy cập 08/04/2019

7 Symptoms of Cataracts https://www.healthline.com/health/cataract-symptoms ngày truy cập 08/04/2019

Cataracts https://www.allaboutvision.com/conditions/cataracts.htm ngày truy cập 08/04/2019

Phiên bản hiện tại

11/12/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ BỆNH GLÔCÔM

Mắt bị đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 11/12/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo