- Mờ mắt như có một màn sương và gặp khó khăn khi nhìn
- Mờ mắt khi ra ngoài nắng, khi trời tối thì rõ hơn
- Nhìn không rõ các màu sắc
- Chói mắt và tăng độ nhạy cảm khi gặp ánh sáng mạnh
- Đôi khi gặp tình trạng song thị
- Thị lực không cải thiện ngay cả khi đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng
Tương tự như cườm khô, các thể glôcôm tiến triển chậm ít có triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể gặp phải tình trạng mờ mắt hoặc nhìn thấy quầng sáng đa sắc (như cầu vồng) xung quanh ánh đèn. Trong khi đó, các thể glôcôm cấp tính thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:
- Đau nhức mắt dữ dội hoặc đau như châm chích quanh mắt
- Đau nửa đầu cùng bên với đau mắt
- Nhìn mờ
- Đỏ mắt
- Buồn nôn và ói mửa
Điều trị cườm khô và cườm nước
Đối với cườm khô, phẫu thuật là phương pháp duy nhất giúp điều trị dứt điểm tình trạng này. Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật mắt nếu bệnh cản trở hoạt động hằng ngày của người bệnh hoặc khi chúng ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh mắt khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm người bệnh được khuyến khích sử dụng một số biện pháp giúp cải thiện tạm thời tình trạng mờ mắt và khó chịu của bệnh gây ra như:
- Thay kính mắt
- Đeo kính râm khi ra nắng
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và lối sống
- Nhỏ một số loại thuốc giúp làm chậm tiến triển các triệu chứng bệnh.
Trong khi đó, mục tiêu điều trị bệnh cườm nước là giảm áp lực trong mắt để ngăn ngừa tình trạng mất thị lực tiến triển nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn sớm, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ mắt thông thường. Nếu không hiệu quả hoặc cần điều trị nâng cao, có thể phải sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc khác để làm giảm nhãn áp. Thuốc hạ nhãn áp có thể ở dạng nhỏ mắt hoặc uống, nhưng thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng rộng rãi hơn.
Để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị, các bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn những loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng kéo dài và có khả năng ổn định được nhãn áp cả ngày và đêm. Cuối cùng, nếu tình trạng không được cải thiện, có thể tiến hành phẫu thuật để giúp giảm nhãn áp. Phương pháp điều trị bằng laser cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh lý đáng kể trong nhiều trường hợp.

Khả năng phục hồi thị lực
Phần lớn người bệnh cườm khô có thể phục hồi thị lực sau khi được thực hiện phẫu thuật tốt. Ngược lại, dù được điều trị, những ảnh hưởng do cườm nước gây ra trước đó không thể hồi phục trở lại. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp điều hòa nhãn áp, từ đó làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng suy giảm thị lực.
Cườm khô có dẫn đến cườm nước không?
Bệnh cườm nước có thể xuất hiện như một biến chứng của cườm khô, hay còn được gọi là bệnh cườm nước thứ phát. Khi bị cườm khô, thủy tinh thể không những bị đục mà còn tăng kích thước, phồng lên, từ đó gây cản trở sự lưu thông thủy dịch trong mắt. Việc này làm nhãn áp tăng lên và khiến các dây thần kinh thị giác bị teo dần. Vì vậy, nên điều trị cườm khô kịp thời để tránh tình trạng tiến triển thành cườm nước. Ngoài ra, hiện tượng thủy tinh thể phồng lên trong bệnh cườm khô cũng là một yếu tố gây hẹp góc dẫn lưu thủy dịch, làm trầm trọng hơn bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát trước đó.
Cườm nước có dẫn đến cườm khô không?
Bản thân cườm nước không gây ra cườm khô. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị cườm nước có thể đẩy nhanh quá trình hình thành cườm khô. Các nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt bè củng giác mạc hoặc một số loại thuốc điều trị cườm nước, một số trường hợp can thiệp laser chưa đúng kỹ thuật … sẽ làm trầm trọng thêm sự tiến triển của đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bác sĩ thường chú trọng về lợi ích của những phương pháp này khi điều trị bệnh cườm nước hơn là nguy cơ mắc cườm khô bạn có thể gặp phải.
Điều trị cườm khô và cườm nước có tiến hành song song được không?

Nếu bạn gặp phải cả hai tình trạng trên cùng lúc, các bác sĩ thường ưu tiên kiểm soát bệnh cườm nước trước, thường là tiến hành phẫu thuật điều trị glôcôm trước khi thực hiện các phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể phối hợp vừa phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể vừa kết hợp phẫu thuật điều trị cườm nước như phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, phẫu thuật cấy ghép van, ống dẫn lưu thủy dịch (MIGS)..
Có thể thấy, cả cườm khô và cườm nước đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của người bệnh. Đặc biệt, các biến chứng của cườm nước không thể hồi phục ngay cả sau khi điều trị. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra mắt định kỳ (1 năm đối với người khỏe mạnh và 6 tháng đối với người có nguy cơ mắc cườm nước) và phát hiện sớm các vấn đề ở mắt.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!