backup og meta

Bệnh viêm kết mạc có lây không?

Bệnh viêm kết mạc có lây không?

Bệnh viêm kết mạc phổ biến ở trẻ nhỏ và có xu hướng xuất hiện nhiều ở các trường mầm non và tiểu học. Một số thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị viêm kết mạc. Vậy, viêm kết mạc có lây không? Làm sao để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho bản thân và những người xung quanh?

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết ngay sau đây nhé!

Viêm kết mạc có lây không?

Bệnh viêm kết mạc có lây không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Tình trạng này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác hoặc có trường hợp sẽ không lây nhiễm.

Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus

viêm kết mạc có lây không tùy vào nguyên nhân

Viêm kết mạc có lây không? Câu trả lời sẽ là CÓ nếu nguyên nhân viêm kết mạc là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm kết mạc do vi khuẩn có thể lây sang người khác ngay khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và có dịch chảy ra từ mắt. Viêm kết mạc tạo dịch mủ dính rất dễ lây lan. Bệnh sẽ lây lan cho đến 24 giờ sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị. 

Viêm kết mạc do virus cũng rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây lan ngay từ trước khi các triệu chứng viêm kết mạc xuất hiện và có thể duy trì lây lan cho đến khi các triệu chứng kết thúc.

Viêm kết mạc thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với mắt bằng tay hoặc tay chạm vào đồ vật bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn rồi dụi mắt làm lây lan nhiễm trùng sang mắt. Nó cũng có thể lây lan qua các giọt bắn vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Viêm kết mạc dị ứng có lây không?

Viêm kết mạc dị ứng có lây không? Viêm kết mạc mà nguyên nhân là do dị ứng, chẳng hạn như ô nhiễm không khí, lông động vật, clo trong hồ hơi,…gây kích ứng mắt thường không lây.

Viêm kết mạc có lây không? Viêm kết mạc dị ứng không lây nhưng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ em có tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác. Các dấu hiệu có thể bao gồm ngứa hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, mắt bị ngứa nhiều và chảy nước mắt. Trẻ bị viêm kết mạc dị ứng hầu như luôn dụi mắt rất nhiều.

bệnh viêm kết mạc dị ứng có lây không?

Những ai có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh viêm kết mạc? 

Nếu bạn đã hiểu rõ vấn đề viêm kết mạc có lây không thì bạn cũng nên biết thêm về những đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. 

Viêm kết mạc do nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn) rất dễ lây lan. Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc cao nhất là: 

  • Những người tiếp xúc với dịch tiết ra từ mắt, mũi, họng của người bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus viêm kết mạc 
  • Người tiếp xúc với chất kích ứng gây dị ứng, đồ vật bị ô nhiễm
  • Người tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, khăn ô nhiễm
  • Người thường xuyên đeo kính áp tròng.

Hiểu viêm kết mạc có lây không để biết cách ngăn ngừa

Hiểu rõ viêm kết mạc có lây không bạn sẽ có cách làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc lây bệnh sang người khác.

Nếu bạn bị viêm kết mạc, hãy thực hiện những mẹo sau đây để hạn chế sự lây bệnh sang người khác:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước xà phòng ấm, đặc biệt là sau khi chạm vào mắt
  • Tránh chạm tay vào mắt hoặc dụi mắt
  • Vệ sinh mắt và dịch tiết xung quanh mắt nhiều lần trong ngày bằng khăn sạch hoặc bông gòn mới.
  • Không để đầu lọ thuốc nhỏ mắt chạm vào mắt đang bị nhiễm trùng hoặc chưa nhiễm trùng
  • Thường xuyên thay vỏ gối, drap trải giường, khăn mặt và khăn tắm. Giặt chúng trong nước nóng và chất tẩy rửa
  • Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ nhãn khoa cho phép
  • Không làm nhiễm bẩn các vật dụng (như khăn lau tay) mà người khác có thể dùng chung
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt, kính áp tròng hoặc kính đeo mắt với người khác
  • Không tắm ở bể bơi công cộng
  • Nghỉ ngơi ở nhà, hạn chế đến nơi công cộng.

bệnh viêm kết mạc có lây không và làm sao để ngăn ngừa

Nếu có người xung quanh bị viêm kết mạc, bạn có thể ngăn mình bị lây nhiễm bệnh bằng cách:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị viêm kết mạc hoặc vật dụng mà người đó từng sử dụng, chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt, khăn mặt,…
  • Không dùng chung các vật dụng có khả năng bị nhiễm bệnh như gối, khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt, kính áp tròng hoặc kính đeo mắt
  • Tránh chạm vào mắt bằng tay chưa rửa sạch.

Phòng ngừa viêm kết mạc tái phát

Ngoài ra, nếu đã từng bị viêm kết mạc, bạn có thể thực hiện các mẹo sau đây để tránh tái nhiễm sau khi đã hết nhiễm trùng:

  • Vứt bỏ và thay thế bất kỳ đồ trang điểm mắt nào bạn đã sử dụng khi bị viêm kết mạc
  • Không nên dùng chung mỹ phẩm, đặc biệt là đồ trang điểm mắt với người khác
  • Vứt bỏ kính áp tròng bạn đã sử dụng khi mắt bị nhiễm trùng
  • Khử trùng kính áp tròng theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi đeo lại. Nếu bạn đeo kính áp tròng dùng một lần, hãy vứt bỏ cặp hiện tại và sử dụng một cặp kính mới.
  • Làm sạch kính đeo mắt và hộp đựng mà bạn đã sử dụng khi bị bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh viêm kết mạc có lây không và những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lây lan đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Conjunctivitis. https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/#:~:text=Conjunctivitis%20that%20produces%20sticky%20pus%20is%20contagious.&text=If%20eyes%20are%20red%20and,conjunctivitis%20is%20also%20usually%20contagious.&text=Conjunctivitis%20caused%20by%20allergies%20like,watery%20but%20is%20not%20contagious. Ngày truy cập: 20/06/2022

Prevention. https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/prevention.html. Ngày truy cập: 20/06/2022

Pinkeye (Conjunctivitis). https://kidshealth.org/en/teens/conjunctivitis.html. Ngày truy cập: 20/06/2022

Pinkeye (Conjunctivitis). https://kidshealth.org/en/parents/conjunctivitis.html. Ngày truy cập: 20/06/2022

What is conjunctivitis? https://apic.org/monthly_alerts/what-is-conjunctivitis/. Ngày truy cập: 20/06/2022

Conjunctivitis. https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Conjunctivitis/. Ngày truy cập: 20/06/2022

Conjunctivitis: What Is Pink Eye? https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-conjunctivitis. Ngày truy cập: 20/06/2022

Pink Eye (Conjunctivitis). https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8614-pink-eye-conjunctivitis. Ngày truy cập: 20/06/2022

Phiên bản hiện tại

29/06/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhức 1 bên mắt là bị gì? Điểm danh những nguyên nhân thường gặp

Viêm kết mạc herpes


Tham vấn y khoa:

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Nhãn khoa · Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (JIEH)


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 29/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo