backup og meta

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?

Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối hoặc đạp ít đều khiến cho mẹ bầu lo lắng không yên. Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không? Đây có phải là dấu hiệu cho biết thai nhi khỏe mạnh hoặc là cảnh báo một tình trạng nguy hiểm nào đó?

Theo các bác sĩ sản khoa, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, mẹ bầu nên chú ý đếm cử động thai để có thể biết chính xác tình trạng sức khỏe của bé. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời các mẹ bầu cùng đi tìm lời đáp thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không, thai nhi đạp nhiều có tốt không, đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bé cưng đang gặp nguy hiểm?

Thai nhi biết đạp từ khi nào?

Trước khi tìm hiểu bé đạp nhiều có sao không hay con đạp nhiều có tốt không, chúng ta hãy tìm hiểu về thời điểm thai nhi biết đạp, cử động (dân gian gọi là thai máy). Theo các bác sĩ sản khoa, kể từ khoảng tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, thai nhi đã biết cử động. Thế nhưng, lúc này do bé còn quá nhỏ, tử cung của mẹ bầu cũng chưa choán nhiều chỗ trong khoang bụng nên không thể nhận ra các chuyển động của thai nhi.

Nhiều mẹ bầu chia sẻ, vào khoảng tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, họ có thể cảm nhận được các cử động của bé. Và các cử động trở nên rõ nét hơn từ tuần 20. Nhiều mẹ thắc mắc thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào? Theo chia sẻ, những cử động của thai nhi sẽ giống như những nhịp gõ nhẹ nhàng vào thành bụng hoặc cảm giác lúng búng trong bụng hoặc mẹ cũng có cảm giác như cánh bướm đang đập.

Vậy thai thai 30 tuần đạp nhiều là do đâu? Vào tam cá nguyệt thứ 3, nhất là trong khoảng từ tuần 30 – 38 của thai kỳ, thai máy sẽ rõ rệt hơn, em bé đạp nhiều hơn và lúc này mẹ bầu cần theo dõi và thực hiện việc đếm cử động thai để biết thai khỏe hay yếu.

Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo? 

thai nhi đạp nhiều có sao không

Thai máy nhiều có tốt không? Thai nhi đạp nhiều có sao không? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi nhận thấy thai máy liên tục hay thai nhi đạp nhiều và quá thường xuyên.

Theo các bác sĩ sản khoa, em bé đạp nhiều tốt hơn em bé ít đạp, ít vận động. Nguyên do là bởi ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé cưng cũng cần vận động để xương, khớp và các cơ quan của bé phát triển đúng cách. Ngoài ra, việc thai nhi ít hoạt động có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, con không nhận đủ oxy và các dưỡng chất thiết yếu.

Đối với các mẹ bầu, mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác nhau, tần suất chuyển động của mỗi bé yêu cũng rất khác nhau. Trong các trường hợp sau, thai nhi đạp nhiều bất thường, thai nhi có thể đạp nhiều hơn bình thường hoặc thai nhi đạp nhiều vào bụng dưới:

  • Sau khi mẹ ăn, nhất là khi ăn no, ăn đồ ngọt hay uống thức uống lạnh.
  • Khi mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hay âm thanh lớn: Từ 16 tuần tuổi thai, thai nhi có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh. Do đó, thai nhi có thể chuyển động, đạp nhiều hơn khi mẹ bầu sinh hoạt trong môi trường này. Để ý bạn sẽ thấy, nếu bất ngờ có âm thanh lớn (tiếng còi xe, tiếng nổ), bé cưng cũng có thể giật mình y như bạn.
  • Khi nằm nghiêng bên trái: Khi mẹ bầu nằm nghiêng sang trái, tuần hoàn của cơ thể sẽ tốt hơn nên lượng oxy và dưỡng chất đưa đến thai nhi cũng nhiều hơn. Đây có thể là lý do khiến thai máy nhiều hơn.
  • Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm: Do không gian yên tĩnh, thanh vắng và đây cũng là khoảng thời gian mẹ bầu nghỉ ngơi nên có thể cảm nhận thai đạp nhiều, cử động rõ ràng hơn.

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về tình trạng thai nhi 26 tuần tuổi đạp nhiều, thai 30 tuần đạp nhiều, thai nhi 35 tuần đạp nhiều… Thực tế, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu bé đạp nhiều, liên tục, đều và ổn định mỗi ngày vào những tuần lễ trên vì vào cuối tam cá nguyệt thứ 3, việc thai nhi đạp nhiều, liên tục là điều khá bình thường.

Nguyên nhân khiến con đạp nhiều trong bụng mẹ có thể là do con lớn lên khiến không gian trong tử cung đang dần hẹp lại. Điều này làm cho bất kỳ cử động nào của bé cưng cũng rất dễ nhận ra.

[embed-health-tool-due-date]

Cách theo dõi thai máy để biết bé đạp nhiều hay ít

thai nhi đạp nhiều

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc thai nhi đạp nhiều có sao không, nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn về việc thoeo dõi thai máy thế nào để biết con đạp nhiều hay ít.

Kể từ tuần thứ 28 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ ba) các chuyển động của bé yêu sẽ xuất hiện đều đặn hơn. Vì vậy, kể từ thời điểm này, mẹ bầu có thể không cần quá lo thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không do bạn có thể cảm nhận thai máy rõ ràng hơn nên việc bạn thấy bé đạp nhiều cũng là điều dễ hiểu.

Khi đi khám thai, các bác sĩ thường hướng dẫn mẹ bầu cách đếm cử động thai để theo dõi sức khỏe bé cưng. Các chuyển động của bé như đá, đạp, xoay/vươn người đều được xem là 1 lần thai máy. Mẹ cần phân biệt các chuyển động này với việc thai nhi nấc. Cách đếm cử động thai cụ thể như sau:

  • Sau mỗi bữa ăn: Mẹ bầu nên đếm các cử động thai trong khoảng 1 giờ.
  • Trong khoảng 60 phút: Nếu mẹ đếm được bé chuyển động từ 4 lần trở lên có nghĩa là con hoàn toàn bình thường.
  • Trường hợp bé đạp ít hơn số lần nêu trên, mẹ hãy uống ít nước, đi dạo nhẹ nhàng trong ít phút rồi tiến hành theo dõi và đếm trong 4 giờ nữa.

Nếu bé vẫn máy ít hơn, mẹ hãy:

  • Nằm nghiêng sang trái
  • Ăn/uống ít đồ ngọt ( trừ trường hợp đang điều trị đái tháo đường) hoặc uống thức uống lạnh (nước trái cây ướp lạnh, sữa ướp lạnh…) và đợi vài phút rồi tiến hành đếm
  • Nghe các bản nhạc yêu thích
  • Vỗ nhẹ vào 1 bên bụng hoặc dùng đèn pin soi vào 1 bên bụng
  • Trò chuyên với bé…

Nếu bé đạp hơn 10 lần trong giờ, mẹ bầu hãy yên tâm là bé hoàn toàn bình thường. Việc con ít đạp có thể chỉ do lúc đó bé đang ngủ mà thôi.

Trường hợp bé đạp nhiều hơn 20 lần chỉ trong thời gian ngắn, thai nhi ít đạp hơn bình thường (ít hơn 10 lần trong 4 giờ liên tục) hoặc các chuyển động rất yếu ớt, khó nhận biết, mẹ hãy đi khám ngay. Vì những điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề nguy hiểm.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your baby’s movements https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/ Ngày truy cập 31/12/2020

Your Baby’s Movements During Pregnancy https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/aby3689 Ngày truy cập 31/12/2020

WHAT DO THE KICKS SAY ABOUT WELL-BEING? https://www.mombaby.org/wp-content/uploads/2016/03/Kick-Counts.pdf Ngày truy cập 31/12/2020

Fetal movements in utero: nature, assessment, prognostic value, timing of delivery https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/876522/ Ngày truy cập 31/12/2020

Your Baby’s Movements During Pregnancy https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/aby3689 Ngày truy cập 31/12/2020

Phiên bản hiện tại

30/05/2023

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Sự phát triển của thai nhi qua 42 tuần tuổi diễn ra kỳ diệu như thế nào?

Quá trình phát triển trí não của thai nhi - Mẹ bầu ăn gì tốt cho não của bé?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 30/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo