backup og meta

Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào? Những lưu ý dành cho mẹ

Thai nhi 17 tuần phát triển như thế nào? Những lưu ý dành cho mẹ

Thai nhi 17 tuần đã hình thành đầy đủ tay chân và các cơ quan quan trọng. Em bé 17 tuần cũng có thể rất năng động và bắt đầu có những cử động trong bụng mẹ. Thai 17 tuần tuổi cũng có thể nghe và phản ứng với tiếng ồn bên ngoài cơ thể mẹ.

Khám phá ngay sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi thông qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi

Thai nhi ở tuần thứ 17, lúc này nhau thai cũng phát triển hơn, các mạch máu nhiều hơn và mở rộng hơn, nhằm tối ưu việc trao đổi oxy và dưỡng chất đến thai nhi cho thai.

  • Cân nặng khoảng 115 – 207gram
  • Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 12cm

Ngoài ra, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong tuần 17 còn gồm các chỉ số sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 32 – 41mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 120 – 149mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 19 – 26mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 99 – 130mm

Sự phát triển của thai nhi 17 tuần

  • Ở tuần thai thứ 17, lúc này các mạch máu mở ra nhiều hơn và rộng hơn, nhằm tăng cường lượng oxy và dưỡng chất đưa đến thai nhi.
  • Thính giác: Thính giác của bé đang có những bước tiến lớn tại thời điểm này. Tai của bé hoàn thiện hơn nên bé bắt đầu có thể nghe thấy được tiếng của mẹ.
  • Tim thai: Nhịp tim thai của bé không còn đập ngẫu nhiên nữa, thay vào đó là đập đều đặn hơn với tốc độ khoảng 140 – 150 nhịp mỗi phút.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 17

Khi thai nhi được 17 tuần tức là mẹ bầu đã đi được gần nữa đường của một thai kỳ, từ khoảng thời gian này mẹ bầu có thể cảm nhận thấy sự thay đổi tương đối rõ ở ngực của mình (quá trình này đã bắt đầu từ khi mang thai).

Thay đổi về mặt cơ thể

  • Bụng bầu đã lộ rõ hơn: Nhiều mẹ bầu hỏi, thai 17 tuần bụng đã to chưa thì đây chính là thời điểm mà kích thước bụng bầu bắt đầu tăng dần, cũng là thời điểm mà mọi người bắt đầu tò mò hơn về thai nhi, cũng như là muốn thử xin chạm vào bụng bạn.
  • Cảm giác thèm ăn ngày càng tăng: Một trong những lý do khiến mẹ bầu tăng cảm giác thèm ăn trong giai đoạn này là vì thai nhi đã phát triển lớn hơn.
  • Các triệu chứng trước đó tăng dần mức độ: Dịch tiết âm đạo có thể sẽ tiết nhiều hơn, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, có thể khiến mẹ hơi choáng, hoặc chóng mặt.
  • Một số sự thay đổi khác: Các vết rạn da có thể bắt đầu xuất hiện, cảm giác nặng và mỏi lưng dưới, thỉnh thoảng sẽ cảm thấy chóng mặt.
Triệu chứng thường gặp ở tuần 17
Những triệu chứng mà mẹ bầu ở tuần thai thứ 17 có thể gặp phải

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 17 tuần

Lời khuyên của bác sĩ

  • Khi mẹ bầu cảm thấy chóng mặt: Mẹ bầu hãy nằm nghiêng sang bên trái và nâng cao chân lên hoặc ngồi xuống và gục đầu vào giữa hai đầu gối rồi hít thở sâu.
  • Ngất xỉu khi mang thai: Việc ngất xỉu khi mang thai rất hiếm khi xảy ra, do đó nếu mẹ bị ngất xỉu gia đình hãy đưa mẹ bầu đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Các xét nghiệm khi đi khám: Đo cân nặng, huyết áp, kiểm tra nhịp tim thai nhi, kiểm tra các dấu hiệu giãn tĩnh mạch, siêu âm đánh giá hình thái học…

Câu hỏi thường gặp

Chụp X-quang khi mang thai 17 tuần?

Chụp X-quang trong thai kỳ tuần 17 thường khá an toàn vì thai nhi hầu như đã hoàn tất quá trình biệt hóa cơ quan và liều bức xạ sử dụng trong chẩn đoán thường nhỏ hơn liều có thể gây hại cho thai nhi.

Tuy vậy, mức độ an toàn đối với mẹ và thai nhi 17 tuần sẽ phụ thuộc vào loại X-quang mà mẹ cần thực hiện và lượng bức xạ mà mẹ sẽ được tiếp xúc.

Nếu chụp X quang ở các vị trí như tay, chân, đầu, cổ thì hầu như thai nhi không bị phơi nhiễm với tia X. Bên cạnh đó, kĩ thuật viên cũng sẽ sử dụng phương tiện che thai để tăng độ an toàn cho thai nhi. Mẹ cần thông báo trước cho bác sĩ về việc có thai khi chụp X-quang để được bác sĩ tư vấn và cân nhắc về tính an toàn cho thai nhi mẹ nhé.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao khi mang thai 17 tuần có sao không?

Trong suốt thai kỳ nói chung và khi mang thai 17 tuần nói riêng, mẹ bầu có thể cảm thấy nóng hơn và dễ đổ mồ hôi hơn bình thường, nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone thai kỳ.

thai nhi 17 tuần

Thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Thai 17 tuần nặng 200gram có sao không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, trong giai đoạn thai nhi ở tuần thứ 17, thai nhi sẽ nặng khoảng 155 – 207gram với chiều dài trung bình khoảng 12,7 cm. Do đó, thai nhi ở tuần thai thứ 17 nặng 200gram là bình thường và đạt mức cân nặng tiêu chuẩn mẹ nhé.

Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh?

Dấu hiệu cho thấy mẹ và thai nhi ở tuần thai kỳ thứ 17 khỏe mạnh là: Em bé trong bụng có những cử động nhỏ, năng động (duỗi tay, đạp chân…), mẹ bầu ăn uống bình thường, thai nhi phát triển theo từng tuần, không có dấu hiệu bất thường

Thai 17 tuần biết đạp chưa?

Thai nhi ở tuần thứ 17, em bé trong bụng đã bắt đầu có những cử động nhỏ ban đầu. Trong giai đoạn này, mỗi khi em bé có những chuyển động, dù nhẹ hay mạnh thì mẹ vẫn có thể cảm nhận được từ bên trong.

Thai 17 tuần nằm ở vị trí nào?

Để biết chính xác thai nhi đang nằm ở vị trí nào, hoặc nằm nghiêng về bên nào, mẹ cần đi siêu âm để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 17 tuần tuổi
Hình ảnh siêu âm thai nhi 17 tuần tuổi (Ảnh minh họa, tham khảo)

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà Hello Bacsi đã chia sẻ ở trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 17.

Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy and X-rays

https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/pregnancy-and-x-ray-safety/

Ngày truy cập: 17.09.2024

Pregnancy at week 17

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-17

Ngày truy cập: 17.09.2024

Fetal development: The 2nd trimester

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151

Ngày truy cập: 17.09.2024

Week 17

https://www.marchofdimes.org/pregnancy-week-week#17

Ngày truy cập: 12/09/2023

How big is my baby? Week-by-week fruit and veggie comparisons https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/how-big-is-my-baby-week-by-week-fruit-and-veggie-comparisons_5223185

Ngày truy cập: 17.09.2024

17 weeks pregnant

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/17-weeks-pregnant

Ngày truy cập: 17.09.2024

Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-17/#anchor-tabs

Ngày truy cập: 17.09.2024

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf

Ngày truy cập: 17.09.2024

Week 17

https://www.kidshealth.org/en/parents/week17.html

Ngày truy cập: 17.09.2024

Pregnancy week 17

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/second-trimester/pregnancy-week-17

Ngày truy cập: 17.09.2024

Phiên bản hiện tại

30/10/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Thai 20 tuần phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai 19 tuần tuổi phát triển như thế nào, nặng bao nhiêu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 30/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo