backup og meta

Viên uống bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài có lợi ích gì?

Viên uống bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài có lợi ích gì?

Sắt là một khoáng chất tham gia vào nhiều chức năng khác nhau của cơ thể nên việc đảm bảo bổ sung đủ sắt là điều vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, dễ cáu gắt… và nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nhiều người vẫn băn khoăn khi dùng viên uống bổ sung sắt vì lo lắng gặp phải các tác dụng phụ, đặc biệt là đối với đường tiêu hóa.

Vậy trong điều trị thực tế hiện nay liệu có giải pháp nào thay thế tốt hơn không? Mời bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết để hiểu hơn về cách bổ sung sắt phù hợp, ít gặp tác dụng phụ nhé!

Bổ sung sắt – Việc làm quan trọng nhưng nhiều người ít khi chú ý

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, được biết đến là một trong những thành phần tạo nên hemoglobin (huyết sắc tố), một loại protein có trong tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Bên cạnh đó, sắt cũng là thành phần của myoglobin, một loại protein giúp lưu trữ oxy trong các tế bào cơ. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào thành phần của một số enzyme và đảm bảo hoạt động bình thường của hệ miễn dịch [1].

Về cơ bản, việc bổ sung sắt là để thay thế lượng sắt dự trữ, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể [2]. Đây là điều rất quan trọng, đặc biệt là với những người thiếu máu do thiếu sắt hoặc có nguy cơ này như:

  • Phụ nữ hoặc các bé gái dậy thì ra nhiều kinh nguyệt khi “đến tháng”
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ sinh non, nhẹ cân)
  • Người hiến máu thường xuyên
  • Người có chế độ ăn uống kém, ăn kiêng, ăn chay không khoa học
  • Người mắc bệnh mãn tính như ung thư, suy tim, bệnh thận…
  • Người có vấn đề sức khỏe khiến việc hấp thu sắt kém hơn bình thường, chẳng hạn như mắc bệnh celiac

Nhìn chung, việc bổ sung sắt là vô cùng cần thiết, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi lúc này, các mẹ đang cần nhiều sắt hơn để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân và em bé đang lớn [4]. Đối với mẹ sau sinh, việc bổ sung sắt cũng cần thiết vì mất máu khi sinh nở, đặc biệt là thai phụ sinh mổ [7].

Thông thường, sẽ có 2 cách bổ sung sắt, đó là thông qua thực phẩm và thuốc bổ sung sắt. Tuy nhiên, thực phẩm có thể không đáp ứng được nhu cầu sắt mà cơ thể cần trong một số trường hợp [3]. Do đó, viên uống bổ sung sắt thường được lựa chọn vì tính thuận tiện và giá thành hợp lý khi so sánh với các cách bổ sung sắt khác. Tuy nhiên, việc dùng viên uống bổ sung sắt lại khiến nhiều người lo ngại về các tác dụng phụ, đặc biệt là táo bón, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [2]. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp được nhiều người cân nhắc là dùng viên uống bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài để hạn chế nguy cơ các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Viên bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài có lợi ích gì?

mẹ bầu bổ sung sắt

Về cơ bản, các loại thuốc phóng thích kéo dài được biết đến là dạng bào chế giúp giải phóng dược chất một cách từ từ, có kiểm soát nhằm đạt nồng độ thuốc hữu hiệu trong máu và duy trì nồng độ này trong thời gian dài. Thông thường, thuốc có thể giải phóng dược chất suốt 12 đến 24 giờ nên được xem là giải pháp thay thế các thuốc có tác dụng ngắn, giúp bạn không cần uống thuốc nhiều lần trong ngày nên thuận tiện hơn [5].

Trong việc dự phòng thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bạn cũng có thể lựa chọn việc bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài. Đây là dạng thuốc mang đến nhiều lợi ích hơn so với viên uống bổ sung sắt thông thường.

lợi ích viên bổ sung sắt phóng thích kéo dài

Lưu ý khi sử dụng viên uống bổ sung sắt

bổ sung sắt dạng phóng thích

Khi dùng viên uống bổ sung sắt, bạn cần lưu ý một số điều sau [2], [4], [8]:

  • Lượng sắt bạn cần bổ sung mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Liều lượng thuốc cần dùng cũng có thể khác nhau giữa mỗi người. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý thay đổi liều lượng. Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc sắt, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc như bình thường. Tránh việc tự ý tăng gấp đôi liều lượng.
  • Để hấp thu sắt tốt nhất, bạn nên dùng viên bổ sung ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ trước khi dùng các loại thuốc khác, uống với một ly nước đầy.
  • Có thể bổ sung thêm vitamin C ( nước cam, ổi…) giúp tăng hấp thu
  • Tránh dùng viên bổ sung sắt chung với sữa, canxi, thuốc kháng axit hoặc caffeine
  • Bạn nên bảo quản thuốc trong hộp kín ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trực tiếp
  • Bạn không nên uống sắt khi viên uống bổ sung sắt đã hết hạn.

Bổ sung sắt là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn dễ gặp các tác dụng phụ thì có thể lựa chọn giải pháp thay thế là viên bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết một cách hiệu quả, an toàn nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Iron and iron deficiency

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/iron Truy cập ngày 30/08/2023

2. Iron Supplementation

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557376/ Truy cập ngày 30/08/2023

3. Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/bo-sung-sat-cho-me-bau-dung-cach/ Truy cập ngày 30/08/2023

4. What is iron and what does it do?

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-Consumer/ Truy cập ngày 30/08/2023

5. LỢI ÍCH VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẠNG THUỐC GIẢI PHÓNG KÉO DÀI

http://bvthanhpho.ytethanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-phong-chuc-nang/khoa-can-lam-sang/khoa-duoc/loi-ich-va-luu-y-khi-su-dung-dang-thuoc-giai-phong-keo-dai.html Truy cập ngày 30/08/2023

6. Absorption of iron from slow-release and rapidly-disintegrating tablets – a comparative study in normal subjects, blood donors and subjects with iron deficiency anaemia

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1064905/ Truy cập ngày 30/08/2023

7. THIẾU MÁU THIẾU SẮT

https://bthh.org.vn/74/thieu-mau-thieu-sat-70852.html Truy cập ngày 30/08/2023

8. Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route)

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148 Truy cập ngày 30/08/2023

Phiên bản hiện tại

29/12/2023

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Điểm danh dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu

Vì sao bác sĩ khuyên mẹ sau sinh vẫn cần bổ sung sắt?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 29/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo