2. Sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, hầu hết tình trạng sôi bụng khi mang thai đều bình thường, không gây nguy hiểm và không ảnh hưởng đến thai.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sôi bụng kèm theo các triệu chứng khác: sốt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ hơi ợ chua, đau rát thượng vị… thì tiếng sôi bụng có thể là triệu chứng của các bệnh lý, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới thai mà mẹ bầu cần nên chú ý. Nhất là trong 3 tháng đầu, khi thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan bộ phận và thai còn rất nhạy cảm, rất dễ nhận những ảnh hưởng xấu từ mẹ.
3. Vậy sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu có cần đi khám ngay hay không?
Câu trả lời cho thắc mắc “sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu có cần đi khám ngay hay không?”, bác sĩ xin trả lời bạn như sau:
Nếu tình trạng sôi bụng đơn thuần không có triệu chứng đau bụng hay ợ hơi, không có biểu hiện bất thường nào khác thì mẹ bầu chưa cần đi khám ngay.
Tuy nhiên nều mẹ bầu bị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu và cả trong thai kỳ, nếu đi kèm các triệu chứng khác gợi ý tình trạng bệnh lý như đã kể ở trên thì mẹ bầu cần đi khám. Ngoài ra, nếu tình trạng sôi bụng khiến mẹ bầu khó chịu, đã áp dụng các phương pháp thay đổi lối sống thói quen nhưng không cải thiện mà còn nặng thêm hay xuất hiện các bất thường khác hoặc bất cứ khi nào mẹ bầu thấy lo lắng thì cũng cần đi khám.
Cụ thể tình trạng của bạn Hồng Phúc bị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, nhưng không thấy biểu hiện đau bụng hay ợ hơi. Tình trạng sôi bụng này thường gặp, không nguy hiểm và chưa cần thăm khám ngay. Bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để khắc phục
4. Một số những biện pháp hạn chế tình trạng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Để hạn chế nguy cơ bị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu và kể cả trong thai kỳ, bạn Hồng Phúc và các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Ăn các bữa ăn có khẩu phần nhỏ: Hãy chia nhỏ bữa ăn, ăn nhẹ vào các bữa phụ trong ngày để tránh đói. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn, dễ hấp thu hơn. Nhất khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên đói, việc chia nhỏ bữa giúp tránh tình trạng này. Đồng thời cũng không nên ăn quá nhiều trong một bữa khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải.
- Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Mẹ bầu nên tự chế biến ở nhà, hạn chế ăn ngoài hàng quán không đảm bảo. Ăn chín, uống sôi, tránh các thức ăn sống: các loại rau sống, gỏi, tiết canh, nem sống…. cũng như không ăn thực phẩm quá hạn sử dụng, đã ôi thiu, bảo quản không đúng cách.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Nên ăn từ tốn, nhãi thật kĩ, giúp hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng hơn, dễ tiêu hóa và hấp thư tốt hơn.
- Tránh: ăn tư thế nằm, ăn xong nằm ngay, vừa ăn vừa nói hay cười đùa… và không sử dụng thức uống có caffrine, rượu bia, các chất kích thích.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp cho mẹ bầu: Chọn thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn các thức ăn chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ, Đồng thời tăng cường các loại rau xanh, hoa quả, uống đủ nước. Có thể dùng thêm sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột.
- Vận động thường xuyên, tránh ngồi nhiều, nằm nhiều: Việc mẹ bầu ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân khiến bộ máy tiêu hóa bị đình trệ, rối loạn. Vì thế thói quen vận động nhẹ nhàng thường xuyên sẽ góp phần giúp tiêu hóa thức ăn, tránh tình trạng sôi bụng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác như táo bón khi mang thai.
- Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi: Không thức khuya đồng thời thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu kéo dài.
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Bà bầu đau bụng đi ngoài: “Đánh bay” nỗi lo với 4 cách điều trị an toàn
Đau bụng khi mang thai: Mẹ bầu đừng chủ quan
Trân trọng!
Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!