Hội chứng dải sợi ối là một tình trạng bất thường ở túi ối nhưng ít người biết đến và có thể gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi.
Túi ối là lớp một màng mỏng nhưng vững chắc, bao quanh em bé và đồng thời phát triển bên trong tử cung mẹ bầu. Nó có chức năng như một ngôi nhà, cho phép phôi thai phát triển và không bị xáo trộn bởi tác động bên ngoài nhờ vào lượng nước ối bên trong. Mặt khác, một tình trạng có tên hội chứng dải sợi ối sẽ khiến thai nhi gặp nguy hiểm và để lại dị tật về sau.
Hội chứng dải sợi ối là gì?
Túi ối là bức tường thành bảo vệ cho bé yêu, nhưng vẫn xuất hiện một vài thời điểm khiến khu vực này trở nên nguy hiểm. Điều này là do sự xuất hiện của các sợi xơ có trong túi làm vướng víu thai nhi và tình trạng này mang tên hội chứng dải sợi ối.
Tên gọi khác của hội chứng dải sợi ối
Một số tên thay thế của tình trạng này bao gồm:
- Co thắt dải hình khuyên
- Cắt cụt trong tử cung
- Phức hợp tường cơ thể
- Cắt cụt tứ chi
- Dải mô khác thường
- Biến dạng nước ối
- Hội chứng dải băng buồng ối.
Hội chứng dải sợi ối có phổ biến không?
Nguy cơ mắc phải hội chứng dải sợi ối là rất hiếm với tỷ lệ 1:1.200 ca sống sót khi chào đời hoặc 1:15.000. Khi không có yếu tố di truyền, khả năng mẹ bầu mang thai mắc phải tình trạng này sẽ khá thấp.
Nguyên nhân gây nên hội chứng dải sợi ối
Một số nguyên nhân khiến tình trạng này xuất hiện bao gồm:
Lý thuyết bên ngoài
Đây là lý thuyết phổ biến rộng rãi để giải thích sự xuất hiện của dải sợi túi ối. Túi ối bao gồm một lớp bên ngoài và bên trong. Đôi lúc dẫu cho lớp bên ngoài không bị tổn thương nhưng lớp lót tường bên trong lại bị rách và bắt đầu nổi trong nước ối. Điều này tạo ra tình huống nguy hiểm cho thai nhi vì các dải của màng ối có thể bị vướng vào cơ thể bé bỏng của bé.
Lý thuyết nội tại
Mặt khác, lý thuyết trên không giải thích được tất cả nguyên nhân của hội chứng trong các trường hợp túi ối còn nguyên vẹn. Lý thuyết nội tại đưa ra nhận định rằng chính lưu lượng máu kém gây ra các dị tật trong túi ối.
Dấu hiệu của hội chứng dải sợi ối
Nếu muốn biết liệu trẻ sơ sinh có gặp phải hội chứng dải sợi ối trong bụng mẹ hay không, bạn có thể tham khảo những triệu chứng dưới đây:
- Tứ chi không đều nhau
- Các vết nhăn trên các bộ phận trên cơ thể con bạn như bàn tay, chân hoặc ngón tay
- Có khoảng cách trên đầu hoặc thân mình
- Sưng các bộ phận khác nhau của cơ thể do các dải ối quấn vào.
Biến chứng có thể xảy ra
Tác động của hội chứng dải sợi ối thay đổi tùy theo từng trường hợp. Mặt khác, bé yêu có nguy cơ gặp phải các tình trạng sau đây:
- Sứt môi
- Da nhăn nheo
- Móng tay bị biến dạng
- Tay chân có chiều dài khác nhau
- Các ngón tay hoặc ngón chân có màng
- Trẻ sơ sinh chào đời vẫn còn vướng sợi ối
- Các ngón tay hoặc ngón chân dính liền với nhau
- Dải ối quấn quanh cổ hoặc dây rốn khiến thai chết lưu
- Dải ối có thể vướng vào một trong hai chân và hạn chế khả năng di chuyển của thai nhi, khiến chân bé trở nên cong vẹo hoặc thậm chí hoại tử.
Chẩn đoán hội chứng dải sợi ối
Việc chẩn đoán hội chứng dải sợi ối sẽ được tiến hành vào khoảng tháng thứ ba của thai kỳ bằng hình thức siêu âm. Đôi lúc bản thân các dải ối đều có biểu hiện bình thường khiến bác sĩ gặp khó khăn để phát hiện ra tình trạng bất ổn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng biện pháp loại trừ nhằm xem xét bất kỳ hiện tượng biến dạng nào liên quan đến hội chứng dải sợi ối.
Biện pháp chữa trị
Việc điều trị hội chứng dải sợi ối phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như khu vực bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại và sự ổn định của trẻ:
- Dị tật bẩm sinh ở chân: Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng nẹp hoặc băng quấn
- Ngón tay có màng: Phẫu thuật ngay sau khi sinh là lựa chọn ưu tiên cho các trường hợp gặp hiện tượng các ngón tay có màng
- Thiếu chân tay: Chân tay giả có thể được sử dụng cho các trường hợp trẻ sơ sinh mất một phần lớn chân hoặc tay.
Quản lý hội chứng dải sợi ối khi mang thai
Nếu bác sĩ đã nhận diện sự xuất hiện của hội chứng dải sợi ối thì tình trạng này phải được theo dõi chặt chẽ. Nếu chúng không chạm vào thai nhi thì chưa cần đến biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, nếu các dải ối đe dọa tính mạng hoặc có thể gây dị tật cho thai nhi, mẹ bầu nên thực hiện phẫu thuật nội soi.
Thủ thuật này bao gồm việc tạo ra một vết mổ nhỏ ở bụng, sau đó đặt một đầu dò có gắn camera nhỏ để nhìn vào bên trong túi ối. Kế đến, bác sĩ sẽ dùng tia laser để cắt các dải sợi ối vướng víu nhằm mục đích giảm tác động và nâng cao khả năng phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Lưu ý dành cho mẹ bầu
Do các biến chứng có thể xảy ra, dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện nếu thai có nguy cơ mắc phải hội chứng dải sợi ối:
- Sinh mổ là phương pháp sinh nở được chỉ định nhằm tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra
- Một số bệnh viện có thể không được trang bị các phương tiện cần thiết để chăm sóc các nhu cầu sau sinh của em bé mắc phải hội chứng này. Ví dụ, trẻ sơ sinh phải được phẫu thuật trong vòng ba ngày sau khi sinh để loại bỏ các dải ối. Do đó, bạn nên tìm hiểu những cơ sở y tế đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách đầy đủ nhất
- Mẹ bầu không nên giục sinh sớm khi thai nhi gặp phải hội chứng dải sợi ối. Hình thức sinh nở này chỉ được áp dụng khi các dải sợi vướng vào bào thai ở cuối thai kỳ và gây nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
- Trong một số trường hợp, hội chứng dải ối có thể xuất hiện do vùng bụng của mẹ bầu bị tác động. Do vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp chấn thương
- Sinh thiết gai nhau (CVS) là 1 thủ thuật chẩn đoán di truyền có thể giúp xác định xem liệu em bé có gặp phải tình trạng bất thường ở nhiễm sắc thể hoặc các bệnh di truyền nào hay không. Tuy nhiên, biện pháp này có thể có tỷ lệ nhỏ làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng dải sợi ối. Do đó, nếu bác sĩ đề nghị bạn thực hiện sinh thiết gai nhau, hãy thảo luận về mức độ rủi ro so với lợi ích mà việc sinh thiết mang lại.
Nhận được thông báo rằng thai nhi mắc phải hội chứng dải sợi ối có thể khiến mẹ bầu hoang mang, lo sợ. Tuy nhiên, một khi tình trạng được hiểu rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát thông qua hình thức theo dõi liên tục. Do vậy, bạn hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để có được một thai kỳ ổn định nhất.
[embed-health-tool-due-date]