backup og meta

Bà bầu ho mọc tóc tháng thứ mấy? Có ảnh hưởng thai nhi không?

Bà bầu ho mọc tóc tháng thứ mấy? Có ảnh hưởng thai nhi không?

Bà bầu bị ho mọc tóc tháng thứ mấy trong thai kỳ là thắc mắc rất thường gặp. Hãy tìm hiểu về vấn đề này để biết cách chăm sóc bản thân và thai kỳ tốt hơn mẹ nhé!

Ho mọc tóc là một trong những chủ đề thường được chị em bầu bí bàn luận khá sôi nổi bởi cảm giác khó chịu và lo sợ sẽ tác động tiêu cực đến thai kỳ. Vậy thực chất bà bầu ho mọc tóc tháng thứ mấy khi mang thai cũng như tình trạng này có thực sự ảnh hưởng đến bé? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau!

Giải đáp thắc mắc: Ho mọc tóc tháng thứ mấy?

1. Ho mọc tóc là gì?

Mẹ bầu bị ho mọc tóc là cách gọi của dân gian về hiện tượng chị em phụ nữ bị ho vào thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào giai đoạn cuối 3 tháng đầu mang thai. Lý giải về điều này, dân gian cho rằng mẹ bầu bị ho mọc tóc vào cuối 3 tháng đầu mang thai (khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ) là do lúc này tóc của thai nhi bắt đầu mọc nên sẽ khiến mẹ cảm thấy ngứa cổ và ho. Tuy nhiên, điều này chỉ là theo quan niệm dân gian mà không có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh. 

2. Bà bầu bị ho mọc tóc tháng thứ mấy?

Thời điểm xuất hiện những cơn “ho mọc tóc” thường rơi vào khoảng cuối 3 tháng đầu mang thai hoặc đầu tháng thứ 4 của thai kỳ. Thật trùng hợp vì đây cũng là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu phát triển nang tóc, lông mi và lông mày của bé cũng bắt đầu hình thành. Trên thực tế, việc thai nhi mọc tóc không hề khiến mẹ bị ho hay gây ra bất kỳ vấn đề gì cho sức khỏe mẹ bầu. 

Lý giải nguyên nhân “ho mọc tóc” dưới góc độ y khoa 

ho mọc tóc tháng thứ mấy

Theo các chuyên gia sản khoa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị ho khi mang thai 3 tháng đầu hay dân gian thường gọi là “ho mọc tóc” là do thời kỳ này phụ nữ mang thai thường gặp phải các vấn đề như:

  • Trong giai đoạn đầu mang thai, sự thay đổi nồng độ của hormone thai kỳ hCG cao có thể sẽ kích thích sản xuất thêm hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone. Sự gia tăng các hormone này dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn… Việc mẹ bầu nôn quá nhiều có thể gây kích ứng cổ họng dẫn đến ho.
  • Khi mang thai, bạn dễ mắc các bệnh lây nhiễm thông thường và gây ho như cảm lạnh, cảm cúm… gây ho.
  • Việc mẹ bầu bị trào ngược khi mang thai cũng dễ dẫn đến kích ứng cổ họng gây ho… 
  • Dị ứng, hen suyễn, nhiễm virus hoặc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, khói bụi…

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi không?

ho mọc tóc tháng thứ mấy

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc bị ho khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? Theo các chuyên gia là ho khi mang thai có thể khiến mẹ bầu khó  chịu nhưng không ảnh hưởng đến em bé. Bởi lúc này thai nhi được bảo vệ bên trong tử cung và được bao quanh bởi nước ối, hoạt động như một bộ đệm chống lại các tác động liên quan đến cơn ho.

Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn ho mà mẹ bầu không nên chủ quan. Nếu tình trạng ho của mẹ bầu là do một căn bệnh gây ra, điều này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến em bé. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC – Hoa Kỳ), chị em phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm các bệnh do virus gây ho như COVID-19 và cúm…. Do đó, khi bị ho, các mẹ bầu cần đi khám để xác định được nguyên nhân và điều trị nếu cần, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Mẹo giúp bà bầu giảm ho khi mang thai

ho mọc tóc tháng thứ mấy

Sau khi đã tìm hiểu được vấn đề bà bầu ho mọc tóc tháng thứ mấy, nguyên nhân do đâu, bạn cũng cần lưu tâm đến vấn đề làm sao để cảm thấy dễ chịu hơn khi đối mặt với những cơn ho. Một số mẹo mà Hello Bacsi muốn gợi ý đến bạn bao gồm:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng lượng ẩm cho không khí bạn hít vào, nhằm làm ẩm niêm mạc mũi họng, giảm kích ứng.
  • Uống nhiều nước ấm, nước chanh hoặc nước cam để giảm khô họng và giải độc. Nước ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm ho. Nước chanh và nước cam chứa vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống viêm. 
  • Hít hơi nước nóng có pha muối hoặc các loại dầu thiên nhiên như dầu bạc hà, oải hương để thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể đun sôi một bình nước có pha muối hoặc tinh dầu tự nhiên rồi hít hơi nước ấm trong khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp làm sạch và ẩm đường hô hấp, giảm kích ứng và ho. 
  • Sử dụng các loại kẹo ngậm có chứa vitamin C hoặc các loại thuốc ngậm có thành phần tự nhiên. Bạn có thể mua các loại kẹo ngậm hay thuốc ngậm tại các hiệu thuốc hoặc siêu thị. Những loại kẹo hay thuốc này sẽ giúp làm giảm cơn ho và làm dịu cổ họng. 
  • Súc miệng, họng bằng nước muối ấm trị ho viêm họng
  • Nhỏ nước muối sinh lý nếu ho do chảy nước mũi sau hoặc nghẹt mũi
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch: Mẹ bầu hãy ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu protein và vitamin. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe thai nhi lẫn phụ nữ mang thai là: khoai lang, ớt ngọt, rau bina, trứng, hạt, cá, trà xanh,…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ sớm: Điều này sẽ giúp cơ thể luôn ở trạng thái được nghỉ ngơi đầy đủ, được phục hồi và tăng cường miễn dịch.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được bà bầu ho mọc tóc tháng thứ mấy. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên để cập nhật thêm các bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc phụ nữ mang thai và em bé nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cough and Cold During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/ Ngày truy cập 16/8/2023

Pregnant and Recently Pregnant People

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/pregnant-people.html#  Ngày truy cập 16/8/2023

MEDICINES IN PREGNANCY

https://www.thewomens.org.au/images/uploads/fact-sheets/Medicines-in-pregnancy-171018.pdf Ngày truy cập 16/8/2023

[Differential diagnostics of the causes responsible for a cough in the pregnant women]

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27500580/ Ngày truy cập 16/8/2023

How to Treat a Cough During Pregnancy

https://www.thebump.com/a/cough-during-pregnancy Ngày truy cập 16/8/2023 

Phiên bản hiện tại

22/08/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Tư vấn từ bác sĩ sản khoa

Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân do đâu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 22/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo