backup og meta

Dị tật ống thần kinh là gì? Những thông tin và lời khuyên mẹ cần biết

Dị tật ống thần kinh là gì? Những thông tin và lời khuyên mẹ cần biết

Cứ 1.000 trẻ thì có 1 trẻ gặp nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị tật này chẳng hạn tiền sử bệnh của gia đình.

Dị tật ống thần kinh là những khiếm khuyết xảy ra khi não và cột sống của thai nhi phát triển không bình thường. Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị dị tật ống thần kinh xảy ra cao ở những nước có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam. Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

1. Ống thần kinh là gì?

Trong tháng đầu tiên, phôi thai sẽ phát triển một cấu trúc mô được gọi là ống thần kinh. Khi phôi phát triển, ống thần kinh bắt đầu thay đổi thành một cấu trúc phức tạp hơn như xương, mô và dây thần kinh sẽ hình thành cột sống và hệ thần kinh.

Tuy nhiên, nếu bị dị tật nứt đốt sống thì ống thần kinh phân tạo thành tủy sống và cột sống không đóng lại hoàn toàn, gây tổn thương cho sự phát triển của tủy sống bên trong.

2. Siêu âm chẩn đoán dị tật ống thần kinh

Siêu âm là một xét nghiệm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường được siêu âm ít nhất 2 lần. Lần đầu tiên vào khoảng tuần thứ 8 – 14 để xác định ngày dự sinh. Trong lần siêu âm này, các vấn đề về cột sống của thai nhi có liên quan đến tật nứt đốt sống cũng được phát hiện.

3. Xét nghiệm dị tật

kiểm tra dị tật ống thần kinh

Xét nghiệm dị tật là một xét nghiệm siêu âm được thực hiện khoảng tuần 19 – 20 của thai kỳ. Phương pháp này giúp xác định các vấn đề liên quan đến thể chất của bé. Thông thường, khi tiến hành xét nghiệm, tật nứt đốt sống sẽ được phát hiện.

4. Xử lý dị tật ống thần kinh như thế nào?

Nếu kết quả cho thấy bé bị nứt đốt sống, bác sĩ sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn cân nhắc:

  • Tiếp tục mang thai và được hướng dẫn chăm sóc bé sau khi sinh.
  • Đình chỉ thai kỳ.

Nếu đang cân nhắc đến việc kết thúc thai kỳ, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Đình chỉ thai kỳ sẽ phụ thuộc vào số tuần mang thai khi bạn đưa ra quyết định. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên quan trọng.

5. Phòng ngừa dị tật ống thần kinh

Axit folic là một vitamin thuộc nhóm B. Từ nhiều năm nay, các nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu người mẹ có một chế độ ăn cung cấp đủ axit folic thì nguy cơ thai nhi bị tật nứt đốt sống sẽ giảm đến 70%.

Bổ sung axit folic là điều rất quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt là ở tuần thứ 3 và thứ 4. Dị tật ống thần kinh thường xảy ra vào giai đoạn này. Đa số phụ nữ không biết được mình đang mang thai vào đầu thai kỳ. Do đó, việc bổ sung axit folic thường không được chú ý. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thêm và bổ sung đủ chất này nếu muốn có thai nhé.

6. Một số thông tin về bệnh

  • Các thể của dị tật ống thần kinh gồm: nứt đốt sống, tật vô sọ, thoát vị não.
  • Nguy cơ bị dị tật ống thần kinh sẽ cao nếu: trước đó thai phụ đã có một bé bị dị tật về ống thần kinh, bà bầu hoặc chồng có người thân mắc khiếm khuyết này, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin (không phải bệnh tiểu đường thai kỳ), thai phụ bị béo phì hoặc dùng một số loại thuốc chống động kinh, đặc biệt là những loại có chứa natri valproate hoặc axit valproic.

Nếu bạn đã có một thai kỳ bị ảnh hưởng bởi dị tật này, các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ 400 mcg axit folic mỗi ngày, ngay cả khi bạn không có ý định mang thai. Khi dự định mang thai, CDC khuyến cáo nên tiêu thụ 4.000 mcg axit folic mỗi ngày bắt đầu từ 1 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Neural tube defect https://www.pregnancybirthbaby.org.au/neural-tube-defect ngày truy cập 23/01/2018

Neural Tube Defects, Like Spina Bifida, Declining https://www.webmd.com/children/news/20150115/neural-tube-defects-such-as-spina-bifida-on-the-decline-cdc#1 ngày truy cập 23/01/2018

Neural Tube Defects (NTD)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22656-neural-tube-defects-ntd Truy cập ngày 12/03/2023

Neural Tube Defects

https://medlineplus.gov/neuraltubedefects.html Truy cập ngày 12/03/2023

Neural Tube Defects

https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/facts-about-neural-tube-defects.html#:~:text=NTDs%20occur%20when%20the%20neural,anencephaly%20(a%20brain%20defect). Truy cập ngày 12/03/2023

Phiên bản hiện tại

12/03/2023

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

5 giai đoạn của quá trình phát triển phổi thai nhi

Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi? Cách điều trị là gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 12/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo