Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường huyết để kịp thời xử lý.
Bạn có biết khi nào chỉ số đái tháo đường thai kỳ là bình thường? Điều này rất cần thiết vì bạn có thể nhận ra ngay khi mình đang bị hạ đường huyết để kịp thời xử lý.
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức cho phép. Những thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiểm soát đường huyết bằng phương pháp tiết chế và tập luyện thể lực sẽ không đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết. Cơn hạ đường huyết nguy hiểm chỉ xảy ra trên những thai phụ mắc bệnh được điều trị bằng insulin. Khi xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết, bạn cần bổ sung đường ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho mẹ và con.
Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn chỉ số đường huyết ở mức bình thường nên là bao nhiêu và cách xử trí khi bị hạ đường huyết cho mẹ bầu để bảo vệ cả mẹ lẫn con.
Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE) khuyến nghị giới hạn chỉ số đường huyết nằm ở mức bình thường như sau:
Người bị đái tháo đường có mức đường huyết thấp hơn 4mmol/L được xem là hạ đường huyết. Lúc này, bệnh nhân cần được sơ cứu kịp thời.
Tuy không nhiều phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bị hạ đường huyết nhưng bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để tự xử trí khi cơn hạ đường huyết xảy ra.
Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị bằng insulin. Bạn sẽ được hướng dẫn cách ăn uống, sử dụng thuốc, cách tự đo đường huyết và cách nhận biết, xử trí cơn hạ đường huyết trước khi bắt đầu điều trị bằng insulin. Hạ đường huyết nặng có thể gây nên những kết cục đau lòng cho mẹ và em bé. Do đó, bạn hãy luôn cảnh giác trước những triệu chứng hạ đường huyết, kiểm tra đường huyết ngay khi nghi ngờ và ăn đồ ngọt hoặc uống nước đường ngay khi đường huyết dưới 70 mg/dl.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!