backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Mang bầu 4 tháng vẫn nghén có bất thường không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Mang bầu 4 tháng vẫn nghén có bất thường không?

Chào bác sĩ 
Em mang thai đến nay đã tròn 4 tháng nhưng vẫn bị các triệu chứng của cơn nghén khi mang thai như cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn… thường xuyên “hành hạ’. Điều này gây ảnh hường khá nhiều đến công việc và sinh hoạt của em. 
Bác sĩ cho em hỏi là em mang bầu 4 tháng vẫn nghén có bất thường không? Làm thế nào để bớt nghén khi mang thai? Em cảm ơn bác sĩ! (Hồng Hạnh, thị trấn Tân Trụ, Long An)

Bác sĩ trả lời

Chào bạn Hồng Hạnh,

Với câu hỏi “bầu 4 tháng vẫn nghén có phải bất thường? Làm sao để bớt nghén?’, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, xin giải đáp như sau:

Trước khi trả lời câu hỏi bầu 4 tháng còn nghén có phải là bất thường? Làm sao để bớt nghén? Bác sĩ xin đề cập đôi nét về tình trạng nghén khi mang thai: 

Nghén (morning sickness) là cảm giác nôn, buồn nôn do thai nghén, có thể đi kèm các triệu chứng như: mất nước do nôn, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, sụt cân, … Nôn, buồn nôn do nghén rất giống tình trạng say tàu xe, thường kèm tiết nhiều nước bọt, buồn nôn sau khi ăn, nhất là khi ăn thức ăn cay hoặc ngửi một số loại thực phẩm có mùi. 

Nghén gặp ở phần lớn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhưng cũng không phải phụ nữ nào cũng sẽ nghén khi mang thai. 

Nghén có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chứ không chỉ riêng buổi sáng như tên gọi tiếng Anh là morning sickness bạn nhé.   

Nghén khi mang thai kéo dài bao lâu? 

Nghén không có nghĩa là mẹ bầu bị bệnh, mà do cơ thể bạn phản ứng lại với sự gia tăng đột ngột với hormone thai kỳ, thông thường xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ ngay sau khi có thai (trước 9 tuần) , và thường biến mất khoảng giữa thai kỳ, thông thường là trước 12-14 tuần. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí là hết thai kỳ. 

Bầu 4 tháng vẫn nghén có phải là bất thường? 

bầu 4 tháng vẫn nghén

Các triệu chứng nghén khi mang thai thông thường biến mất vào giữa thai kỳ, nhưng cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ như đã nêu ở trên. Do đó, việc bầu 4 tháng vẫn nghén không phải là bất thường nếu bạn chỉ nghén thông thường mà không đi kèm triệu chứng bất thường khác. 

Hơn nữa nghén cũng không có nghĩa là bé có vấn đề về sức khỏe, thậm chí nghén còn cho thấy rằng bé đang khỏe mạnh, bánh nhau phát triển tốt và đang tiết ra hormone thai kỳ. 

Ngoài tình trạng nôn, buồn nôn bởi nghén do mang thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày hành tá tràng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…

Vì vậy khi mẹ bầu nôn, buồn nôn với tính chất không giống thông thường và:

  • Nôn và buồn nôn xảy ra sau tuần thai thứ 9
  • Nôn và buồn nôn kèm một trong các triệu chứng: đau bụng, sốt, đau đầu, chóng mặt,  bướu cổ

Thì mẹ cần đi khám vì lúc này nôn, buồn nôn có thể do nguyên nhân khác chứ không phải do nghén khi màng thai. 

Mẹ cũng cần thăm khám nếu gặp phải tình trạng nghén nặng, cụ thể khi việc buồn nôn, nôn mửa khiến bạn mất nước hoặc giảm 5% cân nặng khi mang thai. 

Vậy nghén có ảnh hưởng đến thai nhi? Nghén khi mang thai thông thường thì không ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí nghén cho thấy thai đang phát triển tốt vì nội tiết tốt do nhau thai tiết ra vào máu mẹ gây nghén. Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. 

Thế nhưng nếu việc nghén nhiều và kéo dài khiến mẹ ăn uống kém, dinh dưỡng kém cũng sẽ khiến bé bị nhẹ cân trong bào thaiNgoài ra, mẹ cũng nên chú ý đi khám ngay khi đang nghén mà đột ngột hết nghén vì có thể là một dấu hiệu bất thường. 

Bầu 4 tháng vẫn nghén: Mách mẹ bầu những “bí quyết” giúp giảm nghén khi mang thai

bầu 4 tháng vẫn nghén

Cùng với việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bầu 4 tháng vẫn nghén có sao không, có bất thường không, bạn Hồng Hạnh và các chị em phụ nữ mang thai cũng nên tìm hiểu các bí quyết giúp giảm nghén:

  • Một số nghiên cứu cho thấy uống vitamine 3 tháng trước khi thụ thai có thể làm giảm tần suất và độ nặng của cơn nghén. Mẹ cũng nên sử dụng bổ sung vitamine trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên mẹ nên chú ý đừng nên uống khi bụng đói. 
  • Sắt có thể gây kích ứng dạ dày, nên mẹ chú ý chọn loại sắt phù hợp, đồng thời tránh uống lúc đói. Nếu vẫn không cải thiện có thể dừng sắt đến khi tình trạng nghén cải thiện hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn chú ý sử dụng acid folic cho giai đoạn 3 tháng đầu này. 
  • Ăn một chút bánh quy, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc khi ngủ dậy để xoa dịu dạ dày. 
  • Việc để quá no hay quá đói đều làm tăng cảm giác nôn, buồn nôn. Do đó, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa. Có thể tăng từ 3 bữa lên 5-6 bữa. Thêm các bữa phụ vào sáng, chiều , tối. 
  • Tránh các loại mùi gây khó chịu cho bạn mà có  thể gây nôn, buồn nôn như mùi nước hoa nồng, mùi tỏi, mùi tanh, mùi dầu mỡ….
  • Ăn các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, khô như chuối, cơm, bánh mì, mì Ý, khoai tây, ngũ cốc… Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa trong thai kỳ.
  • Giữ nhà cửa thông thoáng, ra ngoài trời đi dạo để có thể hít thở không khí trong lành. 
  • Không ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay nặng mùi.
  • Uống nhiều nước, uống đủ 6-8 cốc nước mỗi ngày (khoảng 2 lít). 
  • Ngậm đá hoặc nhấp một ngụm nước đá, trà, nước chanh… pha loãng hoặc nước ngọt trong như nước gừng khi bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Thử ngậm gừng hoặc các loại kẹo vị gừng, mứt gừng khi cảm thấy buồn nôn.
  • Súc miệng sau khi nôn: Điều này sẽ giữ cho acid trong dạ dày không ăn mòn men răng của bạn. Ngoài ra có thể súc miệng bằng nước pha baking soda để giúp bảo vệ tốt hơn.

Nếu tình trạng nghén vẫn nặng và không cải thiện, các bác sĩ có thể cân nhắc cho mẹ bầu được bác sĩ điều trị bằng thuốc như: 

  • Vitamin B6, doxylamine: Vitamin B6 là thuốc an toàn, không cần kê toa để giảm buồn nôn nhưng tác dụng khá yếu. Nếu không cải thiện có thể kết hợp thêm doxylamine. Loại viên phối hợp 2 thuốc này không gây nguy hiểm lên thai và đã được FDA công nhận sử dụng tại Mỹ năm 2013 cho điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.
  • Thuốc chống nôn: Nếu vitamin B6 và doxylamine không đủ để cải thiện tình trạng thì bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống nôn cho mẹ. Một số loại có thể dùng an toàn trong thai kỳ nhưng cũng có nhiều loại cần cân nhắc, chỉ sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. Do đó mẹ nên đi khám để bác sĩ kê toa chứ không nên tự mua thuốc về nhà uống.

Trở lại với câu hỏi của bạn Hồng Hạnh là bạn đã mang thai 4 tháng, tuy nhiên vẫn còn xuất hiện các triệu chứng của nghén và chúng làm bạn cảm thấy khó chịu. Bạn hãy yên tâm là bầu 4 tháng vẫn còn nghén không phải là bất thường hay bệnh lý gì cả. Bạn có thể tham khảo các biện pháp bạn có thể tự áp dụng tại nhà ở phía trên để tình trạng nghén cải thiện hơn nhé. 

Ngoài ra nếu tình trạng nghén nặng lên, không cải thiện sau khi bạn thay đổi lối sống thì bạn có thể thăm khám để bác sĩ thăm khám và kê đơn hỗ trợ nhé. 

Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Bí quyết xoa dịu chứng ốm nghén hiệu quả, an toàn từ chuyên gia 

Trân trọng

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hyperemesis gravidarum

https://medlineplus.gov/ency/article/001499.htm Ngày truy cập 14/8/2022

Morning sickness

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254#:~:text=Common%20signs%20and%20symptoms%20of,by%20nine%20weeks%20after%20conception. Ngày truy cập 14/8/2022

Vomiting and morning sickness

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/ Ngày truy cập 14/8/2022

MORNING SICKNESS

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/morning-sickness.aspx Ngày truy cập 14/8/2022

Morning Sickness

https://www.webmd.com/baby/guide/morning-sickness-pregnant Ngày truy cập 14/8/2022

Nghén và lời khuyên của bác sĩ

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/nghen-va-loi-khuyen-cua-bac-si/ Ngày truy cập 14/8/2022

Phiên bản hiện tại

15/08/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Mang thai không nghén có sao không? Bật mí thông tin giúp mẹ yên tâm!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 15/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo