backup og meta

Thiếu máu khi mang thai: Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Thiếu máu khi mang thai: Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?

<b>Bà bầu thiếu máu là tình trạng sức khỏe cần được chú ý bởi nếu chủ quan, thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai. 

Theo ước tính có đến 20% phụ nữ thiếu máu khi mang thai. Điều này chứng tỏ đây là tình trạng không hề hiếm gặp. Bên cạnh đó, mẹ bầu thiếu máu sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho cả mẹ lẫn con.

Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không, mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi. Từ đó tìm ra biện pháp cải thiện mẹ bầu bị thiếu máu để tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh.

1. Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Một số trường hợp bà bầu thiếu máu khá phổ biến là:

Bà bầu thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị thiếu máu. Các chuyên gia sức khỏe ước tính có khoảng 15 – 25% bà bầu thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai nhưng lại không hề hay biết điều này. 

Sắt là một khoáng chất được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến bộ phận còn lại của cơ thể, cũng như giúp cơ bắp lưu trữ, sử dụng oxy. Khi cơ thể không có đủ lượng chất sắt cần thiết, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và nguy cơ là khả năng giúp chống lại các dạng bệnh nhiễm trùng của cơ thể cũng theo đó mà giảm xuống. 

Bà bầu bị thiếu máu do thiếu folate

Folate hay còn gọi là axit folic, một loại vitamin nhóm B tan trong nước có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi khi mang thai.

Ngoài ra, cơ thể mẹ bầu còn sử dụng axit folic để tạo ra các hồng cầu mới và DNA, phục vụ cho quá trình phát triển của bé yêu. Điều này khiến nhu cầu tiêu thụ axit folic của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Chế độ dinh dưỡng thiếu axit folic có thể khiến số lượng hồng cầu trong cơ thể sụt giảm, do đó dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này. 

Do vậy, có thể hiểu vì sao axit folic nằm trong danh sách các thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổ biến mà mẹ bầu cần bổ sung trước và trong khi mang thai. Để tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai do thiếu axit folic, mẹ bầu cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic cho bà bầu vào chế độ ăn như như ngũ cốc, rau ăn lá, chuối, dưa và các loại đậu. 

Bà bầu thiếu máu do thiếu vitamin B12

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là tình trạng cơ thể mẹ bầu không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh do thiếu loại vitamin này. Vitamin B12 là yếu tố cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Những tế bào này sẽ mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể mẹ bầu. 

Nếu số lượng tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và cơ quan của bạn không thể nhận đủ oxy để phục vụ cho hoạt động thường ngày cũng như hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. 

2. Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ bầu thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi? Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không? Nếu tình trạng bà bầu thiếu máu xảy ra, thai nhi có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như:

  • Các khuyết tật ống thần kinh
  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Sứt môi và hở hàm ếch
  • Chậm phát triển
  • Sinh non (đối với trường hợp bà bầu thiếu máu nặng nặng)

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không. Từ đó, bạn sẽ quan tâm hơn đến việc ngăn ngừa hoặc tìm giải pháp khắc phục cho tình trạng thiếu máu khi mang thai. 

3. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai phải làm sao?

bà bầu bị thiếu máu

Nghỉ ngơi đầy đủ

Khi bà bầu bị thiếu máu khi mang thai, điều đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi thật nhiều bởi tình trạng thiếu máu khi mang thai sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mỏi mệt, bủn rủn chân tay hoặc thậm chí buồn nôn, nôn mửa. Nếu mẹ bầu gắng gượng hoạt động quá sức có thể dẫn đến ngất xỉu, vô tình tổn thương cả mẹ lẫn con.

Dinh dưỡng cân bằng

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa và cải thiện chứng thiếu máu ở bà bầu. Thế nhưng, bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt
  • Rau có lá màu xanh đậm (cải bó xôi, rau dền, cải ngọt, rau muống, rau đay, cải xoăn kale…)
  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê…)
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Trứng 
  • Các loại hạt (hạt chia, hạt hướng dương, hạt bí đỏ…)
  • Các loại quả hạch (hạnh nhân, quả hồ trăn, quả hạch Brazil…)

Mẹ bầu nên tiêu thụ bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C. Loại vitamin này là yếu tố không nên bỏ qua bởi chúng sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn để khắc phục tình trạng thiếu máu khi mang thai. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: 

  • Trái cây tươi và nước ép họ cam quýt
  • Quả lý chua đen
  • Ớt chuông
  • Trái kiwi
  • Cà chua
  • Dâu tây
  • Ổi

Nhóm thực phẩm tốt cho thiếu máu do thiếu folate (axit folic)

bông cải xanh tốt cho bà bầu

  • Bông cải xanh
  • Cải Brussels
  • Măng tây
  • Gan bò
  • Củ dền
  • Đu đủ
  • Chuối
  • Trứng 

Nhóm thực phẩm tốt cho bà bầu thiếu máu do thiếu vitamin B12

  • Nước cam
  • Rau diếp
  • Cải bó xôi
  • Gan
  • Cơm
  • Lúa mạch
  • Giá đỗ
  • Mầm lúa mì
  • Đậu nành
  • Đậu Hà Lan
  • Đậu lăng
  • Đậu gà.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm vừa giàu axit folic mà cũng dồi dào hàm lượng vitamin B12 là:

  • Thịt
  • Sữa 
  • Trứng
  • Ngũ cốc.

Sử dụng viên uống bổ sung sắt và các dưỡng chất thiết yếu

Nhịp sống bận rộn, công việc tất bật làm cho không ít mẹ bầu khó có được những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Chưa kể không ít thai phụ vẫn còn bị chứng ốm nghén làm phiền. Điều này khiến họ không thiết tha gì những bữa cơm. Trong khi đó, chế độ ăn nghèo nàn rất có hại đến cả mẹ lẫn con. 

Vì thế, việc sử dụng viên uống bổ sung chứa cả 3 khoáng chất sắt – axit folic – vitamin B12 là một gợi ý hoàn hảo để giải quyết vấn đề bà bầu thiếu máu. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng việc tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể bằng đường uống đem đến hiệu quả khắc phục chứng thiếu máu khi mang thai cao hơn so với việc chỉ nhận loại khoáng chất này từ thực phẩm thông thường. 

Bạn có thể tham khảo viên bổ sung sắt khi mang thai nhờ vào các ưu điểm như sau:

  • Bổ sung đầy đủ các thành phần tạo máu 
  • Giúp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên
  • Ngăn ngừa thiếu sắt và axit folic khi mang bầu bởi đây là đối tượng cần nhiều sắt để tăng thể tích máu đáp ứng cho sự phát triển của bào thai.
  • Tiện dụng 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455 ngày truy cập 29/10/2021

Anemia and Pregnancy https://www.hematology.org/education/patients/anemia/pregnancy ngày truy cập 29/10/2021

Anaemia in pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/anaemia-in-pregnancy ngày truy cập 29/10/2021

Anemia During Pregnancy https://americanpregnancy.org/pregnancy-concerns/anemia-during-pregnancy/ ngày truy cập 02/02/2020

Vitamin B-12 Deficiency Anemia https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/a/anemia-of-b12-deficiency.html ngày truy cập 02/02/2020

Phiên bản hiện tại

03/06/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Top 6 thực phẩm bổ máu cho bà bầu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 03/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo