backup og meta

Chảy máu âm đạo sau phá thai, bạn cần lưu ý dấu hiệu bất thường nào?

Chảy máu âm đạo sau phá thai, bạn cần lưu ý dấu hiệu bất thường nào?

Tìm hiểu về chảy máu âm đạo sau phá thai sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguy cơ và cách phòng ngừa hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.

Chảy máu âm đạo là hiện tượng có thể xảy ra sau khi phá thai, kể cả phá thai bằng thuốc hay nạo hút. Tất cả phụ nữ đều cần đề phòng hiện tượng này, vì chảy máu âm đạo có thể dẫn đến nhiễm trùng, băng huyết và các biến chứng khác nữa. Chỉ có khoảng 1% phụ nữ gặp phải vấn đề này sau khi phá thai. Tuy nhiên, nếu gặp bất cứ biểu hiện chảy máu âm đạo nào dưới đây, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay!

Vì sao bạn chảy máu âm đạo nhiều sau phá thai? Nhận biết ra máu bất thường sau khi phá thai như thế nào?

Thông thường, khoảng hai tuần sau nạo phá thai, bạn có thể sẽ bị chảy máu nhẹ. Nếu tình trạng này không kết thúc trong vài ngày, máu sẽ chảy nặng hơn kèm theo các cơn đau do co thắt.

Nguyên nhân phụ nữ chảy máu âm đạo nhiều sau phá thai 

Chảy máu âm đạo nhiều sau phá thai là kết quả của tình trạng các cơ tử cung không co lại hoặc các mạch máu không co thắt để cầm máu. Một nguyên nhân khác là các cục máu đông tích tụ trong tử cung sau phẫu thuật. Một trường hợp hiếm khác, tử cung có thể bị rách sau khi phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, sót thai có thể dẫn đến việc rỉ máu.

Dấu hiệu cho biết bạn ra máu bất thường sau khi phá thai

chảy máu âm đạo sau phá thai

Làm sao để biết sau khi phá thai, bạn chảy bao nhiêu máu là bất thường? Hello Bacsi chia sẻ đến bạn 3 dấu hiệu để nhận biết:

  • Máu thấm nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh trong khoảng 2 giờ;
  • Máu chảy liên tục hơn 12 tiếng;
  • Máu có màu đỏ tươi thay vì đỏ thẫm.

Lưu ý: Hiện tượng chảy nhiều máu sau phá thai thường xảy ra khi bạn phá thai bằng thuốc. Nguyên nhân vì thuốc phá thai chứa thành phần mifepristonemisoprostol. Do đó, hãy xem chừng các dấu hiệu trên sau khi bạn thực hiện phá thai bằng thuốc.

Bạn đừng chủ quan nếu xuất hiện các cục máu đông

Thường thì máu đông sẽ tự biến mất khi bạn hồi phục dần sau phá thai. Tuy nhiên, nếu kích thước máu đông không dừng lại cỡ một viên sỏi mà to dần lên bằng quả trứng hoặc hơn, điều này sẽ rất tệ nếu chúng ở quá lâu trong cơ thể.

Nếu tử cung không co lại như bình thường thì việc đóng mở cổ tử cung sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, máu sẽ không thoát ra được khỏi tử cung, gây sưng đau ở vùng bụng dưới.

Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu phá thai còn sót không thể bỏ qua để tránh rủi ro

Trường hợp nào bạn cần đi khám sau khi phá thai? Phòng ngừa chảy máu âm đạo bất thường như thế nào?

chảy máu âm đạo sau phá thai bất thường

Mặc dù chảy máu âm đạo sau khi phá thai là bình thường nhưng khi chị em ra quá nhiều máu kèm theo các triệu chứng bất thường khác sau đây thì cần đi khám ngay:

  • Đau bụng liên tục và dữ dội
  • Ra máu đỏ tươi sau phá thai bằng thuốc và không có dấu hiệu dừng
  • Âm đạo tiết dịch có mùi hôi
  • Sốt cao trên 38 độ C, đau đầu, ớn lạnh, mệt lả hoặc thậm chí ngất xỉu
  • Vẫn còn các triệu chứng thai nghén như buồn nôn, nôn mửa, tức ngực
  • Dùng que thử thai vẫn cho kết quả 2 vạch.

Những triệu chứng kể trên có thể cảnh báo bạn phá thai không thành công, phá thai còn sót, nhiễm trùng, băng huyết… Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau hoặc thậm chí gây tử vong nếu băng huyết nghiêm trọng. Vì vậy, khi ra máu bất thường sau khi phá thai và kèm theo các triệu chứng trên thì chị em cần nhập viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Mặt khác, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để phòng ngừa chảy máu âm đạo bất thường sau khi phá thai:

  • Thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc theo toa và đúng giờ;
  • Tránh các hoạt động gây ảnh hưởng tử cung sau phá thai;
  • Không tập luyện thể thao;
  • Không nâng đồ vật nặng;
  • Không quan hệ tình dục trong 2 tuần sau khi phá thai;
  • Không sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống đưa vào âm đạo) 2 tuần sau phá thai.

Chảy máu âm đạo bất thường sau khi phá thai có thể xảy ra với bất cứ ai và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay khi có biểu hiện gì bất thường bạn nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Caring for yourself after your arbotion

https://www.bpas.org/abortion-care/abortion-aftercare/ Truy cập ngày 10/02/2022

Caring for Yourself After an Abortion

https://www.plannedparenthood.org/planned-parenthood-michigan/healthcare/abortion-services/caring-for-yourself-after-an-abortion Truy cập ngày 10/02/2022

Abortions that fail

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/4047543/ Truy cập ngày 10/02/2022

Abortion Aftercare & Complications to Watch For

https://www.ourbodiesourselves.org/book-excerpts/health-article/symptoms-to-watch-for/ Truy cập ngày 10/02/2022

Abnormal bleeding after an abortion. http://www.livestrong.com/article/161137-abnormal-bleeding-after-an-abortion/ Ngày truy cập 28/02/2016

Phiên bản hiện tại

10/02/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Sau khi phá thai nên ăn gì? 7 nhóm thực phẩm bồi bổ giúp nhanh hồi phục

Tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm thế nào?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo