backup og meta

4 yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ có thể mẹ chưa biết!

4 yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ có thể mẹ chưa biết!

9 tháng trong bụng mẹ là giai đoạn xây dựng nền móng cho sức khỏe và trí thông minh của con trong tương lai. Thế nhưng, có những điều ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của trẻ ở giai đoạn này hoặc thậm chí sau khi sinh mà không phải ba mẹ nào cũng biết.

Nhiều ba mẹ nghĩ rằng sinh con khi còn trẻ thì bé sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn. Thế nhưng, thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trí thông minh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác hay gen di truyền mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Số lượng và chất lượng dẫn truyền của các kết nối não bộ nhanh và chính xác là “yếu tố” then chốt cho sự phát triển của trẻ

Não bộ được cấu tạo nên bởi các tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh có các sợi thần kinh để dẫn truyền hiệu lệnh thần kinh. Khi sinh ra, não bộ của bé đã có tất cả các tế bào thần kinh nhưng để chúng thực sự hoạt động, các tế bào thần kinh này các được kết nối với nhau thông qua các kết nối não bộ để tạo thành các mạng lưới trao đổi thông tin phức tạp [1], [2]. Các mạng lưới này chính là nền tảng cho mọi chức năng của não, đặc biệt là quá trình học hỏi và ghi nhớ [2], [3]. 

Giai đoạn đầu đời là thời điểm các kết nối não bộ hình thành mạnh mẽ nhất khi mỗi giây có đến hơn 1 triệu kết nối thần kinh được hình thành [2]. Tuy nhiên, để tăng kết nối não bộ thì myelin – dưỡng chất giúp kết nối não bộ đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lớp chất béo và protein được phủ lên sợi trục thần kinh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và giúp dẫn truyền tín hiệu nhanh, hiệu quả hơn [4]. 

Quá trình hình thành myelin ở trẻ đã được chứng minh lâm sàng có tương quan với 5 chức năng nhận thức như nhận thức tổng quát, tiếp thu ngôn ngữ, trí nhớ ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh và tốc độ xử lý thông tin. Quá trình hình thành myelin diễn ra càng nhanh thì sự hình thành của các kết nối não bộ cũng diễn ra thuận lợi. Và càng nhiều kết nối não bộ hình thành và truyền tín hiệu nhanh thì bé sẽ càng thông minh, phản xạ, xử lý thông tin nhanh hơn [5], [6].

Dinh dưỡng trong những năm đầu đời là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành myelin cũng như tốc độ kết nối não bộ [7]. Để myelin sản sinh nhanh nhằm tăng tốc độ kết nối não bộ, mẹ cần chú trọng đến việc giúp con bổ sung các dưỡng chất đã được chứng minh lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh myelin trong não bộ, giúp tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2.5 lần như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactalbumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin B12 [8]. Để bổ sung các dưỡng chất này, mẹ sẽ cần cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

Theo khuyến cáo, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc kéo dài đến 24 tháng nếu có thể [9]. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cholesterol và các axit béo cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin như DHA, ARA. Ngoài ra, khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ trưởng thành là sphingomyelin – một loại sphingolipid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bao myelin [7].

Trường hợp không đủ điều kiện cho bé bú hoặc với các bé đã qua giai đoạn bú mẹ, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế để được hướng dẫn lựa chọn các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp, giúp tăng tốc độ sản sinh sinh myelin, từ đó hỗ trợ tăng tốc độ kết nối não bộ để con phát triển tốt nhất.

2. Trí thông minh của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi người cha [15]

Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên hệ giữa người cha lớn tuổi với nguy cơ gia tăng các vấn đề sức khỏe cho con của họ, bao gồm một số vấn đề như chứng tâm thần phân liệt, tự kỷ, chứng khó đọc, động kinh hoặc chứng người lùn. Trong những năm gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Public Library of Science Medicine còn cho thấy mối liên hệ giữa độ tuổi của người cha và trí thông minh của trẻ.

Nghiên cứu này cho thấy con được sinh ra từ người cha lớn tuổi sẽ có xu hướng kém thông minh hơn ngay cả khi đã tính đến các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội và sức khỏe tâm thần của cha mẹ. Các chuyên gia lo ngại rằng nguyên nhân của kết quả này có thể là do những người đàn ông lớn tuổi tích lũy nhiều đột biến hơn trong các tế bào tinh trùng đang phát triển, tăng nguy cơ gây ra các vấn đề cho trẻ và tiếp tục truyền sang các thế hệ sau.

3. Sự phát triển não bộ của em bé phụ thuộc vào mức độ lo lắng, căng thẳng của người mẹ trong thai kỳ [16]

trí thông minh của trẻ

Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình mang thai, sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. Những tác động này có thể xảy ra trực tiếp đối với thai nhi đang phát triển thông qua ảnh hưởng của những thay đổi sinh lý ở mẹ bầu liên quan đến căng thẳng hoặc xảy ra gián tiếp thông qua tác động của căng thẳng đối với sức khỏe mẹ bầu, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. 

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phát triển của não, đặc biệt là vùng hồi hải mã liên quan nhiều đến học tập và trí nhớ, bị ảnh hưởng xấu bởi hormone gây căng thẳng trong thời kỳ mang thai, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài đến khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, căng thẳng trong thai kỳ còn dẫn đến sự lo lắng và phản ứng bé giật mình khi nghe âm thanh, tạo ra những ảnh hưởng kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

4. Mức độ căng thẳng của người mẹ cũng ảnh hưởng đến tính khí của đứa trẻ trong tương lai [17]

Phần lớn chúng ta đều quan niệm rằng: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, do đó khi thấy con có tính khí bất thường, chúng ta thường đổ lỗi cho bản chất, cho số phận. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm có thể có nguy cơ “đối mặt” các vấn đề về sức khỏe tâm thần, hành vi trong thời thơ ấu và niên thiếu cao hơn.

Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu từ 55 nghiên cứu với tổng số hơn 45.000 người tham gia. Nhìn chung, các nghiên cứu này phát hiện ra rằng phụ nữ có nỗi đau khổ về tâm lý như căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm khi mang thai thì đứa trẻ sinh ra thường có dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc hung hăng hơn. 

Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này phù hợp với các lý thuyết cho rằng việc tiếp xúc với hormone gây căng thẳng trong tử cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là lý do bạn cần hiểu thêm về các yếu tố có thể gây căng thẳng trong giai đoạn mang thai để có sự can thiệp kịp thời.

Nhìn chung, hầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé thường diễn ra ngay từ khi con còn trong bụng mẹ và những năm đầu đời sau sinh. Việc chủ động tìm hiểu sẽ giúp bạn có giải pháp can thiệp sớm, giúp con phát triển não bộ từ sớm và tăng cường trí thông đúng cách, hiệu quả, đặc biệt là thông qua dinh dưỡng.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Baby’s Brain Begins Now: Conception to Age 3 http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain Truy cập ngày 03/06/2024

2. Brain Development https://www.firstthingsfirst.org/early-childhood-matters/brain-development/ Truy cập ngày 03/06/2024

3. Neurotransmission: The Synapse https://dana.org/resources/neurotransmission-the-synapse/ Truy cập ngày 03/06/2024

4. Myelin Sheath https://my.clevelandclinic.org/health/body/22974-myelin-sheath Truy cập ngày 03/06/2024

5. White matter maturation profiles through early childhood predict general cognitive ability https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4771819/ Truy cập ngày 03/06/2024

6. Myelination Is Associated with Processing Speed in Early Childhood: Preliminary Insights https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0139897 Truy cập ngày 03/06/2024

7. Early nutrition influences developmental myelination and cognition in infants and young children https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1053811917310807?fr=RR-2&ref=pdf_download&rr=88dcc580a8870442 Truy cập ngày 03/06/202

8. Hỗ trợ tăng kết nối não bộ nhờ hợp chất Myelin blend (Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin 12) trong Nutrilearn connect giúp tăng hình thành bao myelin, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong não bộ. Theo Schneider N, Front. Nutr. 2022; Nelson, Handbook of Child Psychology 2007; Chevalier N, PLoS One 2015.

9. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Ngày truy cập: 30/05/2024

10. Choline, Neurological Development and Brain Function: A Systematic Review Focusing on the First 1000 Days https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7352907/ Truy cập ngày 03/06/2024

11. Role of lutein and zeaxanthin in visual and cognitive function throughout the lifespan https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25109868/ Truy cập ngày 03/06/2024

12. Human Milk Oligosaccharides and Immune System Development https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6116142/ Truy cập ngày 03/06/2024

13. Nutritional and physiologic significance of alpha-lactalbumin in infants https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14552064/ Truy cập ngày 03/06/2024

14. Calcium, zinc, and vitamin D in breast milk: a systematic review and meta-analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10233556/ Truy cập ngày 03/06/2024

15. Older fathers’ children are less intelligent, research finds https://en.sggp.org.vn/older-fathers-children-are-less-intelligent-research-finds-post31478.html Truy cập ngày 03/06/2024

16. Effects of prenatal stress on pregnancy and human development: mechanisms and pathways https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5052760/#:~:text=Animal%2Dbased%20studies%20indicate%20that,effects%20on%20learning%20and%20memory.  Truy cập ngày 03/06/2024

17. High levels of maternal stress during pregnancy linked to children’s behavior problems https://www.apa.org/news/press/releases/2023/11/maternal-stress-behavior-problems  Truy cập ngày 03/06/2024

Phiên bản hiện tại

17/09/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Gợi ý cách chăm sóc trẻ thông minh, khỏe mạnh từ những năm đầu đời

Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Bí quyết giúp bé phát triển vượt trội hơn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo