Không có thời điểm nào là hoàn hảo cho việc thông báo với cấp trên chuyện mang thai của bạn. Đây hoàn toàn là quyết định dựa trên những điều kiện chủ quan, như việc bạn cảm thấy thế nào và công ty của bạn có thực sự “dễ chịu” hay không. Tuy vậy, bạn cũng cần có vài điều cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm cũng như phương cách “mở lời” sao cho hợp lý nhất.
Khi nào nên thông báo có thai với cấp trên ở công ty?
Nhiều chị em thắc mắc rằng cách thông báo có thai với sếp như thế nào và vào lúc nào là hợp lý? Bởi vì thời điểm thông báo có thai có thể ảnh hưởng đến công việc và thai kỳ của bạn. Do đó, hãy cân nhắc những điều sau đây:
- Nguy cơ sẩy thai: Nhiều phụ nữ chờ đợi cho đến hết ba tháng đầu tiên, khi nguy cơ sẩy thai đã giảm đáng kể, trong khi những người khác giữ “bí mật” cho đến khi kết thúc tháng thứ tư, khi đã có kết quả chọc ối;
- Tình trạng của bạn: Nếu bạn phải chịu đựng nôn ói nhiều, khó nâng đầu lên khỏi gối hoặc nếu bụng của bạn to lên quá nhanh, bạn sẽ không thể giữ “bí mật” được lâu. Trong trường hợp đó, việc thông báo sớm cho cấp trên sẽ hợp lý hơn là để họ (và những người khác trong văn phòng) tự đưa ra kết luận;
- Tính chất công việc bạn đang làm: hãy xem xét bất kỳ mối nguy hiểm nào tại nơi làm việc gây hại cho thai kỳ. Nếu công việc của bạn đặc biệt vất vả hoặc bạn phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn nên nói chuyện vớ cấp trên của mình sớm để có thể yêu cầu chuyển hoặc thay đổi vị trí, nếu có thể;
- Kỳ đánh giá đang đến gần: Nếu việc thông báo có thể ảnh hưởng đến kết quả của những công việc sắp tới hoặc mức lương của bạn, hãy đợi cho đến khi có kết quả của kỳ đánh giá rồi mới thông báo thông tin, bạn nhé;
- “Bà tám” công sở: Nếu công ty bạn nổi tiếng là nơi có nhiều “bà tám’, bạn nên đặc biệt cảnh giác. Nếu tin tức bạn mang thai đến tai ông chủ trước khi bạn thông báo chính thức, bạn sẽ gặp vấn đề đấy. Bạn hãy chắc chắn rằng sếp của bạn là người đầu tiên biết nhé;
- Thái độ của cấp trên: Bạn hãy thử để đánh giá thái độ của ông chủ đối với các thành viên trong công ty bằng cách kín đáo hỏi đồng nghiệp về kinh nghiệm của họ. Nếu bạn nghĩ rằng sếp của bạn (hoặc công ty) sẽ không chào đón tin tức này, bạn nên chờ đợi cho đến tuần 20 (nếu bạn có thể giấu nó cho đến khi đó), nhờ vậy bạn sẽ có được cơ hội chứng minh khả năng làm việc tốt trong khi mang thai. Ngược lại, nếu bạn tự tin rằng công ty sẽ tiếp nhận tin tức một cách dễ dàng, hãy chia sẻ nó ngay khi bạn cảm thấy thoải mái, để tận dụng bất cứ lợi ích nào (chẳng hạn như thời gian làm việc linh hoạt) mà công ty có thể cho phép;
Chuẩn bị trước khi thông báo
Một khi đã quyết định thông báo, bạn có thể thực hiện các bước sau để đảm bảo “tin mừng” này được đón nhận.
- Nghiên cứu chế độ nghỉ phép của công ty: Trước khi bạn nói chuyện với cấp trên, nên tìm hiểu tất cả mọi thứ có thể về chính sách nghỉ thai sản của công ty và xem xét việc thiết lập một cuộc họp bí mật với một người nào đó bên bộ phận nhân lực;
- Biết quyền lợi của bạn: Bạn cần làm quen với các điều luật này để biết những gì bạn được hưởng;
- Điều chỉnh công việc của bản thân: Nếu bạn làm việc trong một môi trường căng thẳng cao độ hoặc chuyên sâu về thể chất, hoặc bạn đang tiếp xúc với các hóa chất có hại, hãy lên kế hoạch sắp xếp để điều chỉnh trách nhiệm công việc của bạn cho đến khi bạn đã sẵn sàng để nhận lại. Bạn có thể trao đổi với một trong những đồng nghiệp và làm ở vị trí khác cho đến khi bạn sinh con. Nói chuyện với những đồng nghiệp đã từng mang thai sẽ có ích cho bạn đấy;
- Lên kế hoạch cho việc trở lại sau khi nghỉ: Một danh sách các ý tưởng và giải pháp cho vấn đề công việc được hoàn thành như thế nào trong khi bạn vắng mặt là điều cần thiết. Bạn cũng cần suy nghĩ thực tế về việc liệu sẽ quay trở lại công việc này hay không.
Thông báo cho cấp trên của bạn
Bây giờ bạn đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để thông báo những tin tức! Dưới đây là một vài lời khuyên để việc thông báo suôn sẻ hết mức có thể.
- Dành thời gian để thông báo: Trước hết, bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn để gặp gỡ (để không ai phải vội vã hoặc bị phân tâm) và sẵn sàng hoãn ngày nếu cần thiết;
- Giọng điệu tích cực: Đừng bắt đầu với lời xin lỗi, các bạn nhé. Thay vào đó, hãy để sếp biết bạn đang hạnh phúc về việc mang thai, tự tin vào khả năng của mình và cam kết việc bạn có thể dành thời gian cho cả công việc và gia đình;
- Hãy mềm mỏng (nhưng đừng mềm yếu): Có một kế hoạch đặt ra rõ ràng và cởi mở để thảo luận và thỏa hiệp là điều cần thiết. Nhưng bạn nên lưu ý là không “xuống nước” hoàn toàn nhé;
- Có văn bản xác nhận: Một khi bạn đề cập đến chi tiết của việc mang thai và nghỉ thai sản, hãy xác nhận bằng văn bản để không có sự nhầm lẫn sau này;
- Kêu gọi lên tiếng vì quyền lợi chung: Nếu công ty của bạn không có những chính sách tốt như bạn mong muốn, hãy xem xét việc hợp lực cùng với các đồng nghiệp, kiến nghị lên cấp trên để các đặc quyền dành cho mình tốt hơn.
Chúc bạn thành công thông báo tin mừng và có một thai kỳ vui khoẻ!
Bạn có thể xem thêm:
- Mẹ bầu đi làm nên ăn gì?
-
Chế độ dinh dưỡng cơ bản mọi mẹ bầu nên biết
[embed-health-tool-due-date]