backup og meta

Ra dịch màu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Ra dịch màu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi thấy ra dịch màu nâu khi mang thai (ra dịch có lẫn máu nâu khi mang thai), nhiều mẹ hoang mang, lo lắng vì sợ đây có thể là dấu hiệu sảy thai. Tuy nhiên, sảy thai chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân. Thực tế, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác  mà mẹ cần lưu ý!

Xuất hiện dịch âm đạo là hiện tượng thường gặp khi mang thai. Theo các chuyên gia, khoảng 25% mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này trong 12 tuần mang thai đầu tiên, trong đó ra dịch màu nâu là tình trạng khá thường thấy. Cụ thể, mẹ có thể bắt gặp các tình trạng như mang thai ra dịch màu nâu nhạt, nâu đậm và hơi có mùi nhẹ. Mẹ bầu có thể bị ra dịch màu nâu ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là mẹ cần xem xét các dấu hiệu đi cùng để biết khi nào mình nên đi khám.

Ra dịch màu nâu khi mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai có thể chỉ là do mang thai khiến lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung nhiều hơn. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này thì còn có thể là do:

1. Ra dịch nâu khi mang thai có thể là dấu hiệu mang thai giả

Mang thai giả là tình trạng xuất hiện mô bất thường có hình dáng giống hệt như bào thai phát triển ngay bên trong tử cung. Bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng rất giống các dấu hiệu mang thai. Do đó, tình trạng này rất thường bị nhầm lẫn với việc mang thai thật.

2. Máu báo thai gây dịch màu nâu khi mang thai

Nếu bà bầu ra dịch nâu khi mang thai 4 tuần, ra máu nâu khi mang thai 5 tuần hay ra dịch nâu khi mang thai 3 tháng đầu thì rất có thể  là máu nâu báo thai.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ có thể gặp phải tình trạng mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng. Tình trạng này đa phần chỉ diễn ra trong khoảng 1-2 ngày và được xem là tín hiệu vui đánh dấu thời điểm bé cưng đã làm tổ trong thành tử cung thành công.

Một số mẹ bầu cũng thắc mắc ra khí hư màu nâu có phải mang thai không hoặc ra dịch nhầy màu nâu có phải mang thai. Thực tế, ra dịch nhầy màu nâu là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, để biết chắc chắn bạn có mang thai không thì cần theo dõi các dấu hiệu mang thai khác, dùng que thử thai và đi khám thai lần đầu để xác nhận.

Đôi khi máu báo thai cũng sẽ có màu hồng nhạt và xuất hiện vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn nếu muốn phân biệt triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai.

3. Quan hệ tình dục có thể khiến bà bầu ra dịch màu nâu

bà bầu ra dịch màu nâu khi mang thai

Cổ tử cung sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn trong thời gian mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Chính vì thế, quan hệ tình dục hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động mạnh nào khác cũng có thể dẫn đến kích ứng, gây ra tình trạng mang thai ra dịch màu nâu nhạt.

4. Nhiễm trùng hoặc bệnh tình dục

Có bầu ra dịch màu nâu có thể là do nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung có thể khiến dịch âm đạo có màu nâu bất thường. Ngoài ra, nhiễm trùng còn khiến âm đạo có mùi, ngứa và xuất huyết nâu.

Bên cạnh đó, dịch màu nâu khi mang thai cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh HPV do mức độ estrogen và lưu lượng máu đến vùng âm đạo tăng lên.

5. Mẹ bầu ra dịch màu nâu tháng cuối có thể là dấu hiệu sắp sinh

Bà bầu ra dịch nhầy màu nâu trong những tuần cuối của thai kỳ có thể là do tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Điều này thường xảy ra vào khoảng tuần 36 – 40, khi cổ tử cung mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

6. Bà bầu ra dịch màu nâu có thể là dấu hiệu sảy thai

Ra dịch nâu khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu sảy thai nếu đi kèm cùng lúc với các triệu chứng như:

  • Chuột rút
  • Đau bụng
  • Đau lưng dưới
  • Xuất huyết, đôi khi có máu đông và kéo dài trong vài ngày.

Thông thường, quá trình sảy thai tự nhiên sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân gây sảy thai không phải lúc nào cũng do mẹ bầu. Các nghiên cứu cho thấy, sảy thai là vấn đề phổ biến và ước tính có khoảng 20% mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này.

[embed-health-tool-due-date]

7. Thai chết lưu làm cho bà bầu ra dịch màu nâu

Khi bào thai không thể phát triển thêm nữa, nhịp tim thai sẽ ngừng đập và từ đó khiến thai chết lưu. Hiện tượng này có thể dẫn đến việc tiết dịch màu nâu khi mang thai.

Thai chết lưu là một dấu hiệu nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu. Vậy nên, bạn hãy tìm đến bác sĩ ngay khi các dấu hiệu thai chết lưu xuất hiện nhé.

8. Thai ngoài tử cung có thể gây dịch âm đạo màu nâu

bà bầu ra dịch màu nâu

Dịch màu nâu khi mang thai đôi khi là một triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung. Lúc này, trứng được thụ tinh sẽ làm tổ ở một nơi bên ngoài tử cung, chủ yếu là trong ống dẫn trứng. Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu nhẹ
  • Đau vùng bụng, xương chậu hoặc đau một bên cơ thể.

Tuy nhiên, theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, đôi khi việc xuất huyết âm đạo là dấu hiệu duy nhất cảnh báo mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung là một vấn đề nguy hiểm vì có thể gây vỡ ống dẫn trứng và xuất huyết nội nghiêm trọng. Hãy đến bệnh viện ngay khi bạn phát hiện các triệu chứng này nhé.

9. Polyp cổ tử cung

Bệnh polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ trên bề mặt cổ tử cung. Những khối u này thường lành tính và rất dễ vỡ, đặc biệt là khi nồng độ estrogen của cơ thể tăng lên trong thai kỳ. Vì vậy, nếu mẹ bị đau bụng râm râm và ra dịch màu nâu khi mang thai thì tình trạng này có thể liên quan đến polyp cổ tử cung. Ngoài ra, các khối u này cũng có thể dẫn đến đau bụng dưới, khó chịu và chảy máu bụng dưới.

10. Nhau thai ở vị trí bất thường

Một số bất thường về nhau thai như nhau tiền đạo hoặc nhau bong non đều có thể dẫn đến việc xuất hiện dịch màu nâu khi mang thai. Đối với nhau tiền đạo, cổ tử cung sẽ mở rộng khiến dịch màu nâu xuất hiện nhưng không hề gây đau cho mẹ bầu. Trong khi đó, nhau bong non gây ra tình trạng xuất huyết nâu kèm đau đớn, gây nhiều khó khăn cho mẹ bầu trong cuộc sống.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong thai kỳ, điều quan trọng là mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt. Mang thai thực chất cũng là một hành trình dài đòi hỏi mẹ đáp ứng các yêu cầu về chăm sóc sức khỏe. Do đó, mẹ không nên bỏ qua những sản phẩm có thể chăm sóc thai kỳ hiệu quả hơn. Sau đây là một số gợi ý về sản phẩm hữu ích mà mẹ có thể tham khảo và lựa chọn:

Dịch màu nâu khi mang thai: Khi nào cần đi khám?

Hãy đi khám ngay nếu hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai đi kèm với các tình trạng như:

  • Tiết dịch âm đạo quá nhiều thay vì chỉ là những đốm nhỏ
  • Ra máu sau khi quan hệ kéo dài hơn 7 ngày
  • Dịch âm đạo có mùi hôi hoặc khó chịu
  • Tiết dịch âm đạo kèm máu đông
  • Tiết dịch âm đạo đi kèm với sốt hoặc ớn lạnh
  • Tiết dịch âm đạo đi kèm với đau quặn bụng, đau dữ dội hoặc chóng mặt.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu gặp phải hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai. Nếu bạn nhận thấy một trong những nguyên nhân trên, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để có được tư vấn kịp thời nhé!

Có thể bạn quan tâm

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What are the signs of early miscarriage? https://health.ucdavis.edu/obgyn/services/family-planning/early_miscarriage.html Ngày truy cập: 11/10/2021

Vaginal discharge https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-discharge/ Ngày truy cập: 11/10/2021

Bleeding in pregnancy https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/bleeding-pregnancy Ngày truy cập: 11/10/2021

Miscarriage https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/m/miscarriage.html Ngày truy cập: 11/10/2021

Pregnancy & Sexually Transmitted Diseases https://my.clevelandclinic.org/health/articles/10246-pregnancy–sexually-transmitted-diseases Ngày truy cập: 11/10/2021

Phiên bản hiện tại

19/02/2024

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trần Túy Phượng

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 19/02/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo