backup og meta

Bức xạ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Bức xạ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Bức xạ là một dạng năng lượng di chuyển dưới dạng sóng hoặc hạt trong không khí. Nó tồn tại như một phần trong không khí. Năng lượng này có thể đến từ nguồn tự nhiên như ánh mặt trời và nguồn nhân tạo như lò vi sóng hay máy chụp X-quang. Mẹ bầu không nên quá lo ngại khi biết rằng mình có thể bị phơi nhiễm bức xạ gần như mỗi ngày. Những  năng lượng này thường  không gây ra những nguy hiểm trầm trọng. Tuy nhiên, những loại bức xạ như năng lượng hạt nhân có thể ẩn chứa những nguy hiểm lớn và trầm trọng hơn đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ về mối quan hệ của bức xạ đến sức khỏe thai kỳ.

Cách bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi bức xạ

Trước khi thực hiện bất kì xét nghiệm nào có sử dụng tia X như chụp cắt lớp CT hay chụp X quang, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và việc mang thai của bạn. Hầu hết tia X đều không nguy hiểm trong suốt quá trình thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn khi đang mang thai, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu chỉ nên chụp X quang hay chụp CT bụng sau sinh. Thay vì vậy, bạn có thể dùng những loại xét nghiệm khác mà không liên quan đến tia bức xạ như siêu âm.

Nếu bạn đang làm việc dưới môi trường đầy bức xạ, bạn nên nói chuyện với cấp trên về việc bạn đang mang thai để được sắp xếp nơi làm việc thích hợp, hạn chế tiếp xúc với bức xạ  hoặc chuyển sang bộ phận khác để giúp thai kì khỏe mạnh.

Mẹ bầu bị nhiễm bức xạ có khiến thai nhi bị ung thư?

Hiện nay, ung thư chính là mối nguy hiểm cho tất cả mọi người, đặc biệt mẹ bầu rất dễ bị phơi nhiễm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết được các tác động gây ung thư của bức xạ có thay đổi theo từng giai đoạn mang thai hay không?

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể xác định nguy cơ thai nhi bị ung thư suốt đời do mẹ bầu nhiễm bức xạ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ thai nhi bị nhiễm bức xạ cao bằng hoặc thậm chí cao hơn khi trẻ đã chào đời.

Qua nhiều thế kỷ, chất phóng xạ đem lại nhiều lợi ích to lớn trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Tuy nhiên, những ảnh hưởng không tốt về lâu về dài đến với sức khỏe của con người là điều khó tránh khỏi. Cách tốt nhất là bạn nên hạn chế tiếp xúc với bức xạ hoặc có những biện pháp bảo vệ an toàn khi tiếp xúc.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Ảnh hưởng nguy hiểm của tia X-quang đến thai phụ
  • Siêu âm thai: những điều cần biết
  • Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Radiation and Pregnancy: A Fact Sheet for Clinicians. www.emergency.cdc.gov/radiation/prenatalphysician.asp. Ngày truy cập 29/07/2016

Radiation and pregnancy. www.marchofdimes.org/pregnancy/radiation-and-pregnancy.aspx. Ngày truy cập 29/07/2016

Phiên bản hiện tại

16/12/2016

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 16/12/2016

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo