backup og meta

Bà bầu có được ăn nhãn không?

Bà bầu có được ăn nhãn không?

Nhãn là loại trái cây được nhiều người yêu thích vì vị ngon ngọt và mùi hương quyến rũ của nó. Thế nhưng, trong thai kỳ, liệu bà bầu có được ăn nhãn không? Bạn hãy cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời nhé.

Bà bầu có được ăn nhãn không?

bà bầu có được ăn nhãn không

Với thắc mắc bà bầu có được ăn nhãn không? Thì câu trả lời rằng các bà mẹ tương lai cần thận trọng khi ăn nhãn vì thai phụ thường có triệu chứng nóng và dễ bị táo bón. Do vậy, việc ăn nhiều nhãn sẽ làm cho cơ thể nóng hơn và sự phát triển của thai nhi dễ bị rối loạn dễ dẫn đến chảy máu và đau bụng, thậm chí gây sẩy thai. Tuy nhiên, nếu ăn nhãn với liều lượng vừa phải, chỉ khoảng 200 – 300g/ngày, bạn có thể nhận được một số lợi ích từ thức quả này.

Bà bầu có nên ăn nhãn không? Nhãn hay long nhãn thực chất chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Theo thống kê, trong 100g nhãn đã bóc vỏ có chứa những chất dinh dưỡng sau:

  • Protein: 1,31g
  • Vitamin C: 84mg
  • Riboflavin: 0,14mg
  • Carbohydrate: 15,14g
  • Chất xơ: 1,1g
  • Canxi: 1mg
  • Kali: 266mg
  • Magiê: 10mg
  • Phốt pho: 21mg
  • Chất béo: 0,1g.

Bà bầu có được ăn nhãn không? Hé lộ những lợi ích của loại quả này với thai kỳ

bà bầu có được ăn nhãn không

Bầu ăn nhãn được không? Nếu thèm nhãn, bạn hãy ăn vừa phải, điều độ. Nhãn vẫn có một số lợi ích nhất định với thai kỳ nếu mẹ bầu ăn vừa phải.

1. Tăng cường thể lực cho bà bầu

Mang thai có nên ăn nhãn? Phụ nữ mang thai đôi khi cảm thấy uể oải và mệt mỏi. Nhãn có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này vì nó có chứa nhiều loại đường khác nhau như glucose và sucrose nên giúp phục hồi năng lượng. Ăn nhãn thường xuyên còn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.

2. Đánh bay các bệnh về đường tiêu hóa

Nếu đang băn khoăn không biết liệu bà bầu ăn nhãn được không thì loại trái cây này có thể giúp bạn cải thiện các bệnh về tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ. Nếu bị nghén trong những tháng đầu và hay buồn nôn, nôn, khó đi tiêu, đầy hơi hay tiêu chảy thì bạn có thể ăn nhãn. Nhãn có chứa chất béo và protein thực vật rất có ích trong việc kích thích quá trình trao đổi chất.

3. Phương thuốc xổ giun tự nhiên

Có bầu ăn nhãn được không? Nhãn có thể là phương thuốc tẩy giun hiệu quả vì có chứa axit tartic. Khi mang bầu, việc uống thuốc có thể gây một số ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn bầu bí, những trái nhãn sẽ giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng nhiễm giun một cách an toàn.

4. Bầu ăn nhãn giúp bổ sung vitamin

Nhãn có tốt cho bà bầu? Nhãn là một nguồn vitamin dồi dào cho phụ nữ đang mang thai. Vitamin C trong nhãn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé. Cung cấp vitamin cho mẹ qua trái nhãn là một cách tự nhiên và không gây tác dụng phụ như một số loại thực phẩm chức năng.

Vậy thắc mắc bà bầu có được ăn nhãn không đã được Hello Bacsi giải đáp. Bạn cũng đã biết phụ nữ mang thai có được ăn nhãn không và ăn thế nào cho bổ dưỡng. Việc kiêng nhãn hoàn toàn trong thai kỳ là quan niệm dân gian còn thiếu sót. Lợi ích của nhãn trong thai kỳ là không thể phủ nhận được. Vì vậy, bạn hãy ăn nhãn nếu yêu thích loại quả này nhưng với liều lượng vừa phải thôi nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

fruit for pregnent

https://www.tommys.org/pregnancy-information/blogs-and-stories/im-pregnant/pregnancy-news-and-blogs/eating-fruit-pregnancy-shown-affect-brain-development

Longan – Dimocarpus longan

https://www.growables.org/information/TropicalFruit/longan.htm

The Nutrition Source – Vegetables and Fruits

hsph.harvard.edu/nutritionsource/what-should-you-eat/vegetables-and-fruits/

Vitamin C: Fact Sheet for Consumers

https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminC-Consumer/

Top 10 Amazing Health Benefits Of Longan

https://www.stylecraze.com/articles/top-10-amazing-health-benefits-of-longan/#gref

Ngày truy cập: 18.8.2021

Phiên bản hiện tại

19/08/2021

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Mẹ bầu ăn hàu có an toàn khi mang thai? Giải đáp từ bác sĩ sản khoa

Khám phá 7 tác dụng của đu đủ chín đối với sức khỏe thai kỳ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 19/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo