backup og meta

Bà bầu ăn khế được không? Những lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn khế

Bà bầu ăn khế được không? Những lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn khế

Khế có vị chua sẽ giúp giải tỏa cơn thèm chua hoặc cứu cánh cho những cơn buồn nôn của mẹ bầu. Nhưng liệu bà bầu ăn khế được không?

Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề có bầu ăn khế được không, cũng như bật mí những lợi ích của việc ăn khế khi mang thai và các lưu ý giữ an toàn cho mẹ và bé.

Bà bầu ăn khế được không?

Trong thời gian mang thai, không ít bà bầu rất đau đầu trong việc chọn lựa những loại trái cây tốt cho bầu mà mình có thể ăn. Nếu bạn đang thắc mắc liệu bà bầu ăn khế có tốt không thì câu trả lời là có. Quả khế rất giàu dinh dưỡng và nhiều lợi ích khác.

Không những thế, khế cũng là một loại quả khá lành tính, an toàn nếu mẹ bầu ăn với lượng vừa đủ hàng ngày và đảm bảo tuân thủ một số lưu ý khi ăn kế trong thai kỳ.

Giá trị dinh dưỡng của quả khế

Theo các chuyên gia, 100g khế có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Chất dinh dưỡng Khối lượng
Carbohydrate 6,7g
Protein 1,04g
Chất xơ thực phẩm 2,08g
Vitamin C 34,4mg
Vitamin E 0,15mg
Canxi 3mg

Lợi ích khi bà bầu ăn khế

Hàm lượng dinh dưỡng cao trong quả khế đem đến một số lợi ích sức khỏe cho bà bầu lẫn thai nhi, bao gồm:

1. Bà bầu ăn khế tăng sức đề kháng

Bà bầu ăn khế sẽ cải thiện sức đề kháng và sức chịu đựng của cơ thể bằng cách nâng cao hàng rào miễn dịch để chống lại vi khuẩn và virus có hại. Từ đó giúp ngăn chặn sự sản sinh các gốc tự do trong cơ thể.

2. Ăn khế khi mang thai tốt cho mắt

Nhờ vào hàm lượng vitamin A tuyệt vời mà quả khế còn có khả năng duy trì sức khỏe cho mắt. Loại trái cây này cũng nuôi dưỡng và bảo vệ mắt khỏi những tình trạng nhiễm trùng và rối loạn. Ngoài ra, bà bầu ăn khế khi mang thai cũng có thể hỗ trợ giảm nhẹ chứng đau mắt nữa đấy.

3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Các vấn đề xảy ra trong đường tiêu hóa chẳng hạn như ợ nóng, khó tiêu có thể khiến quãng thời gian mang thai của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn bình thường. Tuy nhiên, hãy thử ăn khế xem sao bạn nhé. Quả khế từ lâu đã được xem như một loại thuốc giúp cải thiện một số rối loạn tiêu hóa hiệu quả, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy…

bà bầu ăn khế

4. Điều chỉnh huyết áp

Hàm lượng kali trong khế rất có lợi cho việc hạ huyết áp khi mang thai. Bà bầu bị cao huyết áp có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến tình trạng và sức khỏe của mẹ lẫn con. Do vậy, để đề phòng nguy cơ trên, bạn hãy ăn khế đều đặn 1 – 2 lần mỗi tuần.

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Quả khế có tác dụng lợi tiểu và kích thích đường tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, bà bầu ăn khế sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra. Để tăng thêm tác dụng, bạn hãy ép khế lấy nước và dùng kèm một chút mật ong.

6. Giảm stress

Nếu bị những cơn căng thẳng khi mang thai bủa vây, ngoài các liệu pháp như tập yoga thư giãn tinh thần, bạn có thể nghĩ đến khế. Các chất có trong quả khế có tác dụng giúp điều chỉnh các hormone để giảm stress ở mẹ bầu. Ngoài ra, những cơn chuột rút chân tay cũng sẽ phần nào được giảm bớt nếu mẹ bầu tiêu thụ loại trái cây này.

Bà bầu không nên ăn khế khi nào?

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng bà bầu ăn khế có thể ảnh hưởng phần nào đến thận. Vì vậy, nếu  đang mắc phải chứng rối loạn thận hoặc tình trạng về thần kinh, phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này.

Lưu ý khi bà bầu ăn khế trong thai kỳ

Mặc dù khế mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng nếu phụ nữ mang thai bị thận hoặc đau dạ dày thì không nên ăn khế, nhất là khế chua. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều trong khâu lựa chọn và bảo quản khế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé:

1. Cách chọn khế

Bà bầu ăn khế hãy chọn những quả khế có vẻ ngoài mọng nước với bề mặt trơn láng, không sần sùi, màu sắc vàng đều sậm màu. Bà bầu vẫn có thể mua khế xanh và để quả tự chín nhưng sẽ kém ngon khi thưởng thức.

2. Cách bảo quản

Bạn có thể để khế ở bên ngoài trong một vài ngày hoặc bỏ vào túi giấy và bảo quản trong tủ lạnh.

Bà bầu khế có thể chấm cùng một chút muối hoặc ép lấy nước và dùng chung với đá để giải nhiệt vào những ngày tiết trời oi bức. Ngoài ra, một số món ngon từ khế dành cho bạn gồm:

  • Tép tươi rang khế
  • Sườn non kho khế
  • Canh bắp bò nấu khế
  • Canh hến nấu khế chua
  • Canh chua tôm nấu khế.

Khế là một trong những loại trái cây phổ biến trong danh sách của những mẹ bầu thèm chua. Tuy nhiên, quả khế có vị hơi chát, nếu muốn hạn chế tình trạng này, bạn hãy dùng kèm với những loại quả khác. Bà bầu ăn khế sẽ đem đến những lợi ích khá thú vị. Tuy nhiên, nếu vẫn còn lo lắng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa chúng vào thực đơn mỗi tuần nhé. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nutrition During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy Ngày truy cập: 07/07/2023

Nutrition During Pregnancy https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/nutrition-during-pregnancy Ngày truy cập: 07/07/2023

Have a healthy diet in pregnancy https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/have-a-healthy-diet/ Ngày truy cập: 07/07/2023

Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082 Ngày truy cập: 07/07/2023

Pregnancy and Nutrition https://medlineplus.gov/pregnancyandnutrition.html Ngày truy cập: 07/07/2023

Is It Safe To Eat Star Fruit During Pregnancy? https://www.momjunction.com/articles/star-fruit-during-pregnancy_00376655/ ngày truy cập 25/09/2019

Is it Safe to Eat Starfruit in Pregnancy? https://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-eat-star-fruit-in-pregnancy/ ngày truy cập 25/09/2019

Star Fruit During Pregnancy – Safe or Unsafe? https://www.beingtheparent.com/star-fruit-during-pregnancy-safe-or-unsafe/ ngày truy cập 25/09/2019

Phiên bản hiện tại

07/07/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Bà bầu ăn củ đậu được không? Mẹ cần lưu ý điều gì khi ăn củ đậu?

Bà bầu ăn măng cụt được không? 6 lợi ích cho mẹ và bé


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 07/07/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo