backup og meta

Các dụng cụ hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở

Các dụng cụ hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở

Hầu hết phụ nữ đều mong muốn sinh con một cách tự nhiên, suôn sẻ mà không cần bất kỳ sự can thiệp y khoa nào. Tuy nhiên, một số lại phải nhờ đến sự hỗ trợ của dụng cụ y tế để em bé chào đời an toàn.

Kẹp forcep và bầu giác (ventouse) là hai dụng cụ y khoa điển hình hỗ trợ trong quá trình sinh của sản phụ. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu đặc điểm cũng như những ưu và nhược điểm của hai loại này nhé.

Sinh nở có hỗ trợ là gì?

Sinh nở có hỗ trợ là khi thai nhi cần sự can thiệp và hỗ trợ từ bên ngoài bằng các dụng cụ y khoa tác động vào phần đầu của bé. Cứ 8 sản phụ thì lại có 1 người cần dụng cụ hỗ trợ.

Kẹp forcep và bầu giác là gì?

Kẹp forcep và bầu giác là 2 dụng cụ được sử dụng để hỗ trợ khi sinh. Dụng cụ nào được sử dụng phụ thuộc vào mức độ gần ngày sinh, vị trí của thai nhi và độ khó của ca đẻ.

Kẹp forcep gồm hai miếng kim loại nối vào nhau. Có nhiều loại kẹp forcep sử dụng cho các hoàn cảnh khác nhau. Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định hai đầu kẹp ở hai bên đầu bé và kéo bé ra từ trong âm đạo. Bầu giác có một đầu gắn vào một thiết bị hút và một tay cầm để kéo. Đầu hút được thiết kế vừa với đầu của em bé để kéo ra ngoài.

Bầu giác không được khuyến cáo sử dụng nếu:

  • Bé ít hơn 34 tuần, vì lúc này xương sọ của thai nhi quá mềm để xử lý với máy hút;
  • Bé đang nằm ở tư thếđẻ ngược.

Dụng cụ hỗ trợ nào tốt hơn?

Hai dụng cụ này có những rủi ro và lợi ích khác nhau mà bác sĩ hoặc người đỡ đẻ cho sản phụ sẽ cân nhắc khi thảo luận vấn đề  lựa chọn. So với kẹp forcep thì bầu giác ít có khả năng gây ảnh hưởng đến đáy chậu hoặc âm đạo, nhưng bầu giác lại có những nhược điểm sau:

  • Có ít khả năng thành công hơn trong việc giúp bé được sinh ra;
  • Có nhiều khả năng làm bé bị sưng tạm thời trên da đầu (chứng tràn máu);
  • Nhiều khả năng gây chảy máu bên trong mắt bé (xuất huyết võng mạc) mặc dù điều này không phổ biến.

Còn so với bầu giác, kẹp forcep có nhiều khả năng thành công hơn trong việc bé sinh ra, nhưng kẹp lại có những nhược điểm sau:

  • Gây đỏ hoặc bầm tím nhẹ ở mặt trẻ sơ sinh;
  • Liên quan đến việc cắt tầng sinh môn, vết rách nghiêm trọng hoặc cả hai;
  • Gây tổn thương đáng kể cho đáy chậu và âm đạo;
  • Gây ra các vấn đề không kiểm soát được lâu dài đối với bạn, chẳng hạn như không thể kiểm soát được bàng quang hoặc nhu động ruột.

Nhiều người cho rằng bầu giác là lựa chọn tốt nhất, vì nó gây ra ít chấn thương cho sản phụ và bé. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sinh, kẹp forcep là thích hợp hơn.

Ví dụ, nếu con bạn cần được sinh ra nhanh chóng, kẹp forcep thường là sự lựa chọn tốt hơn. Và nếu bác sĩ cảm thấy sử dụng bầu giác không thành công, tốt hơn là sử dụng kẹp forcep ngay, bởi vì việc sử dụng liên tiếp hai dụng cụ khác nhau có thể gây ra nhiều thương tổn hơn.

Điều gì xảy ra sau khi dùng dụng cụ hỗ trợ sinh?

Hầu hết trẻ sơ sinh hồi phục sau khi sinh ra với sự can thiệp của các dụng cụ hỗ trợ. Bạn có thể lo lắng về các vết bầm tím hoặc vết sưng trên đầu của bé, nhưng nó thường là vấn đề tạm thời và sẽ tự biến mất trong vòng một tuần. Tuy nhiên, một vết tụ máu có thể mất vài tuần để biến mất hoàn toàn. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc hộ sinh nhé.

Trong một vài trường hợp, nếu mẹ không thể sinh thường một cách tự nhiên thì việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh là điều cần thiết. Mỗi dụng cụ có một đặc điểm riêng, vì vậy bác sĩ sản khoa sẽ giúp mẹ tìm ra phương pháp phù hợp nhất để em bé chào đời an toàn.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Assisted birth (forceps and ventouse) https://www.babycentre.co.uk/a546719/assisted-birth-forceps-and-ventouse Ngày truy cập 29/4/2017 Ngày truy cập 29/4/2017

Assisted vaginal delivery https://www.babycenter.com/0_assisted-vaginal-delivery_1451360.bc Ngày truy cập 19/04/2017

Phiên bản hiện tại

24/08/2020

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Thai quá ngày: Nguyên nhân, giải pháp và những điều mẹ bầu cần biết

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 24/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo