backup og meta

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh để đến bệnh viện kịp thời?

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh để đến bệnh viện kịp thời?

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh là thắc mắc khá phổ biến của không ít mẹ bầu đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Việc tìm hiểu những dấu hiệu sinh nở sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đón con yêu chào đời.

Gần đến ngày vượt cạn thì mẹ bầu lại chú ý đến những tín hiệu mà cơ thể phát ra, một trong số đó là chóng mặt, nôn mửa. Vậy buồn nôn có phải là dấu hiệu sắp sinh hay chỉ là triệu chứng thông thường khi mang thai? Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như đưa ra các lưu ý để chăm sóc mẹ bầu một cách tốt nhất. 

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh không?

Khi con yêu sắp chào đời, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác nhau cho thấy bạn sắp chuyển dạ và buồn nôn là một trong số đó. 

Trong thực tế, buồn nôn là một dấu hiệu có thể của chuyển dạ ở giai đoạn sớm (tức là sản phụ đã vào chuyển dạ và có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn), không phải buồn nôn ở những tháng cuối là dấu hiệu gợi ý để mẹ bầu nghĩ rằng sắp chuyển dạ. Chúng thậm chí còn có thể xảy ra trong quá trình sinh nở.

Các chuyên gia chia sẻ, nhiều mẹ bầu cảm thấy buồn nôn khoảng một ngày trước khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn trong quá trình chuyển dạ tích cực.

Tuy nhiên triệu chứng này còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Chính vì vậy, Hello Bacsi lưu ý với các mẹ bầu, nếu mẹ bầu bắt gặp tình trạng buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thì cần đi khám để loại trừ nguyên nhân sản khoa và xem lại chế độ ăn, điều trị các vấn đề tiêu hóa (nếu có).

Quá trình tiêu hóa thường tạm dừng hoạt động khi bạn bước vào chuyển dạ, vì vậy nếu mẹ bầu đột ngột vỡ ối, có dấu hiệu sắp sinh khi vừa mới ăn no thì bạn có thể cảm thấy khá buồn nôn trong những giờ tiếp theo. Bên cạnh đó, các cơn co thắt chuyển dạ cũng có thể gây buồn nôn và nôn.

Một số trường hợp mẹ bầu được gây tê ngoài màng cứng có khả năng chống lại được cơn buồn nôn và nôn mửa trong giai đoạn chuyển dạ tích cực. Điều này là do gây tê ngoài màng cứng có thể khiến huyết áp giảm đột ngột.

Tìm hiểu thêm Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9: Có phải điều đáng lo?

Các dấu hiệu sắp sinh khác mẹ bầu cần chú ý

 Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh

Bên cạnh biết được buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh hay không thì mẹ bầu cũng không nên bỏ qua những triệu chứng khác phổ biến khác đi kèm nhằm có thể chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và đến bệnh viện kịp lúc:

Đau bụng, tiêu chảy

Ngoài cảm giác buồn nôn, một số mẹ bầu còn đi tiêu thường xuyên và thậm chí tiêu chảy khi sắp chuyển dạ. Tình trạng này sẽ xuất hiện khoảng 48 giờ trước hoặc ngay khi cơn chuyển dạ đến gần bởi các cơ sẽ bắt đầu thả lỏng để chuẩn bị cho quá trình chào đời của thai nhi, do đó có thể dẫn đến hiện tượng đi tiêu phân lỏng và tiêu chảy.

Bạn có thể quan tâm 7 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trong 1 đến 2 ngày chính xác đến 99% 

Các cơn gò đều đặn

Trước khi quá trình chuyển dạ thật sự bắt đầu thì ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, nhiều mẹ bầu sẽ trải qua các cơn gò Braxton-Hicks. Đây được gọi là “các cơn co thắt thực hành” vì chúng giúp cơ thể bạn  thích nghi chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Các cơn gò Braxton-Hicks có tần suất không đều, thường không gây đau đớn và thường có thể được giảm bớt bằng cách thay đổi tư thế hoặc uống nước.

Khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu, cơn gò Braxton-Hicks được thay thế bằng các cơn co co tử cung có tần suất đều đặn, tăng dần, mang tính chu kỳ và đi kèm cảm giác đau. Các cơn co thắt này sẽ không dừng lại hoặc giảm bớt dẫu cho bạn có thay đổi tư thế hoặc uống nước.

Đau lưng

Bên cạnh buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh thì dấu hiệu đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối liệu có nằm trong danh sách báo hiệu sinh nở cũng được các mẹ bầu quan tâm không kém. 

Khi gần đến ngày dự sinh, việc những cơn đau lưng cực kỳ đau đớn xuất hiện có thể là dấu hiệu của chuyển dạ mà bạn cần chú ý. Trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng và âm ỉ thì cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh

Buồn nôn ngay trước và trong khi chuyển dạ rất phổ biến, xảy ra với rất nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, nếu bạn không thể ngừng nôn mửa hoặc không thể dung nạp chất lỏng, hãy liên hệ với bác sĩ để tránh tình trạng mất nước diễn ra.

Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và nôn mửa trước ngày dự sinh ba tuần, hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu phần nào giải đáp được thắc mắc buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh hay không. Trong thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể tìm hiểu và chuẩn bị sẵn đồ đi sinh để không bị bối rối nếu như con yêu chào đời sớm hơn dự định.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The 3 stages of labour https://www.cgbabyclub.co.uk/pregnancy/labour-and-birth/the-stages-of-labour.html#:~:text=Possible%20signs%20of%20labour,your%20bowel%20and%2For%20bladder. ngày truy cập 15/02/2022

CONTRACTIONS AND SIGNS OF LABOR https://www.marchofdimes.org/pregnancy/contractions-and-signs-of-labor.aspx ngày 15/02/2022

Signs That Labor Is 24 to 48 Hours Away https://health.clevelandclinic.org/signs-that-labor-is-24-to-48-hours-away/ ngày 15/02/2022

Signs that labour has begun https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/ ngày 15/02/2022

Is Nausea a Sign of Labor

https://www.hellomotherhood.com/article/123182-causes-mild-cramps-weeks-pregnant/ ngày 15/02/2022

Signs of Labor: Early Symptoms

https://www.babymed.com/labor-delivery/early-signs-of-labor# 

ngày 15/02/2022

Phiên bản hiện tại

25/02/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

7 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trong 1 đến 2 ngày mà các mẹ bầu nên biết

[Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu] Bụng căng cứng có phải sắp sinh?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 25/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo