Chẳng hạn như bạn nên chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản bằng cách đi khám phụ khoa và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Đồng thời, bạn luôn phải duy trì việc sinh hoạt tình dục an toàn để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Từ đó thì nguy cơ mang thai ngoài tử cung cũng sẽ giảm theo.
Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng. Song song đó là nghiêm túc tuân thủ lịch khám thai định kỳ để ngăn ngừa biến chứng thai kỳ.
Hơn nữa, việc cần theo dõi chu kỳ kinh, để có thể chẩn đoán sớm sẽ giúp ích cho việc điều trị sớm bằng thuốc, bảo toàn được ống dẫn trứng của bạn không phải mổ cắt vòi trứng.
Sau khi tiền căn bị thai ngoài, bạn nên khám để được tư vấn, đánh giá tình trạng vòi trứng, điều trị những bệnh kèm theo như STDs, thông vòi trứng nếu bị tắc để hạn chế nguy cơ bị thai ngoài tiếp tục.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa?
Đối với vấn đề mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại thì bạn cần hết sức kiên nhẫn để có thể thụ thai thành công. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì sự căng thẳng sẽ càng khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Lời khuyên là bạn nên ăn uống đủ chất, duy trì lối sống lành mạnh và đi khám định kỳ để gia tăng cơ hội có em bé. Trong trường hợp không thể mang thai tự nhiên, bạn vẫn có thể tìm kiếm cơ hội mang thai qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!