backup og meta

Cách phân biệt xuất huyết âm đạo với kinh nguyệt

Cách phân biệt xuất huyết âm đạo với kinh nguyệt

Một số phụ nữ sẽ có hiện tượng chảy máu vùng kín ngay sau khi thụ thai. Tuy nhiên, việc xuất huyết âm đạo hay ra lấm tấm máu không hoàn toàn đồng nghĩa với dấu hiệu mang thai.

Vậy làm thế nào để nhận biết xuất huyết liệu có là dấu hiệu thai kỳ, kinh nguyệt hay một vấn đề sức khỏe nào khác? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Khi mong muốn có thai, khoảng thời gian 2 tuần chờ đợi kết quả thử thai hoặc trễ kinh mang đến cảm giác dài đằng đẵng. Bạn sẽ cảm nhận sâu sắc từng cơn đau, cảm giác mệt mỏi và khẩu vị thay đổi, đồng thời tự hỏi điều này có phải là dấu hiệu mang thai sớm hay không.

Một trong những triệu chứng dễ nhận thấy là máu báo thai. Trứng được thụ tinh sẽ trở thành một phôi thai. Phôi thai đi vào tử cung và làm tổ trong lớp nội mạc. Khi bám vào đây, nó sẽ gây chảy một ít máu. Tuy nhiên, chảy máu cũng có thể là do chu kỳ kinh nguyệt hoặc một vấn đề sức khỏe khác. Vậy bạn làm thế nào để phân biệt được chúng?

Xuất huyết âm đạo là gì?

Ở thời điểm trứng được thụ tinh thành công bởi tinh trùng, phôi bắt đầu phân chia và phát triển, gửi tín hiệu cho cơ thể người phụ nữ để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai. Khi đó, lớp lót trong thành tử cung (nội mạc tử cung) bắt đầu dày lên trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, nhưng chúng sẽ cần phát triển và trưởng thành hơn nữa để bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai trong 9 tháng.

Ở bất kỳ thời điểm nào từ 6–12 ngày sau khi thụ tinh, phôi phát triển nhanh chóng, di chuyển xuống các ống dẫn trứng vào tử cung. Nó bắt đầu cần thêm chất dinh dưỡng và nội mạc tử cung đã đủ khả năng để nuôi phôi. Vào thời điểm này, phôi tự dính vào nội mạc tử cung nơi có các chất dinh dưỡng và oxy.

Khi phôi được cấy vào tử cung, nó có thể phá vỡ các mạch máu nhỏ ngay tại chỗ mà nó sẽ làm tổ. Điều này sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì, nhưng một số phụ nữ sẽ bị chảy máu nhẹ, dịch rỉ ra có màu hồng, đỏ hoặc nâu. Hiện tượng chảy máu do phôi làm tổ này đến sớm hơn so với kỳ kinh nguyệt hằng tháng (thường là khoảng 5–10 ngày sau khi thụ thai).

Cách nhận biết xuất huyết âm đạo và kinh nguyệt?

Vì xuất huyết do phôi làm tổ thường xảy ra trước khi bạn có kết quả thử thai nên rất khó để biết liệu chảy máu nhẹ là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ mang thai hay chỉ là dấu hiệu bình thường do kỳ kinh nguyệt đến. Cách tốt nhất là bạn hãy chờ thêm vài ngày nữa và thử thai lại. Thời điểm quan hệ tình dục gần nhất cũng có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Nếu đã hơn 2 tuần thì đây là xuất huyết âm đạo.

Khoảng 1/3 phụ nữ cho biết, xuất huyết âm đạo có khác biệt so với chảy máu kinh nguyệt. Máu có màu tối hơn và không phải là màu đỏ như máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Một số khác bị đau quặn bụng dưới nhẹ cùng lúc với việc phát hiện ra rằng họ bị xuất huyết âm đạo. Tuy nhiên, đa phần đều nhận thấy 2 loại chảy máu không khác nhau chút nào. Vì vậy, không có gì lạ nếu bạn thấy có dấu hiệu xuất huyết âm đạo nhẹ và sau đó vài ngày là đến chu kỳ kinh nguyệt.

Chảy máu nhẹ trong thai kỳ là bình thường. Nguyên nhân có thể bao gồm những vấn đề như do kích thích cổ tử cung sau khi khám vùng chậu hoặc quan hệ tình dục hay nhiễm trùng âm đạo. Thế nhưng, trường hợp có máu xuất hiện sau khi thử thai với kết quả dương tính lại nhiều khả năng xấu là bạn mang thai ngoài tử cung, thai trứng hoặc có nguy cơ sẩy thai. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Đừng lo lắng quá nhiều, rất có thể máu sẽ chảy nhẹ và không kéo dài, mọi thứ đều sẽ ổn cả thôi, bạn nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Implantation bleeding http://www.whattoexpect.com/preconception/implantation-bleeding/. Ngày truy cập 06/06/2017

Implantation bleeding pregnancy http://www.webmd.com/baby/guide/implantation-bleeding-pregnancy. Ngày truy cập 06/06/2017

Phiên bản hiện tại

09/04/2018

Tác giả: Mỹ Hằng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lộc Tuyệt Mỹ


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Kiêng cữ sau sinh mổ: Bí quyết mẹ cần biết để nhanh phục hồi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 09/04/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo