backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 30/10/2017

    Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?

    Mang thai hóa học là tình trạng sẩy thai sớm sau khi trứng đã thụ tinh thành công và chiếm tới 50 – 70% trong tổng số các trường hợp sẩy thai.

    Dùng que thử, phụ nữ biết mình đã có thai. Sau 2 tuần nhận được tin vui mừng, nếu bị sẩy thai người mẹ chắc sẽ rất đau lòng. Đây là tình trạng mang thai hóa học. Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

    Dấu hiệu mang thai hóa học

    Mang thai hóa học xảy ra vào thời điểm sử dụng que thử thai để xác định nồng độ hCG của cơ thể và trước khi siêu âm lần đầu để xác định tình trạng thai nhi. HCG là một loại hormone được phôi thai sản xuất khi phụ nữ mang thai. Nếu đến bệnh viện khám, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra lượng hCG bằng cách xét nghiệm máu.

    Mang thai hóa học có thể không có triệu chứng rõ ràng. Một số phụ nữ sẩy thai sớm mà không biết mình đang mang thai. Ngoài ra, chứng co thắt dạ dày và chảy máu âm đạo là triệu chứng của hiện tượng mang thai hóa học. Tình trạng mang thai này  thường không kéo dài đủ lâu để gây ra các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và mệt mỏi.

    Mang thai hóa học có khác biệt so với các loại sẩy thai khác. Sẩy thai thông thường có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai nhưng xảy ra phổ biến vào trước khi thai kỳ bước vào tuần thứ 20. Trong khi đó, mang thai hóa học lại có thể diễn ra sau khi trứng đã được thụ tinh thành công. Hầu hết các triệu chứng báo hiệu chỉ biểu hiện như đau thắt ở bụng hoặc chảy máu. Một số phụ nữ lại lầm tưởng rằng mình đang có kinh nguyệt bất thường.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này

    Tuy vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc mang thai hóa học nhưng trong hầu hết trường hợp sẩy thai, vấn đề đều xuất phát từ phôi thai, chẳng hạn chất lượng tinh trùng hoặc trứng kém. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân gồm:

    • Nồng độ hormone trong cơ thể bất thường
    • Tử cung dị dạng
    • Thụ thai bên ngoài tử cung
    • Nhiễm giang mai, vi khuẩn Chlamydia.

    Phụ nữ trên 35 tuổi cũng tăng nguy cơ mang thai hóa học kèm theo các vấn đề sức khỏe như máu đông và rối loạn tuyến giáp.

    Phương pháp chữa trị

    Việc mắc phải tình trạng mang thai hóa học không đồng nghĩa với việc bạn không thể thụ thai và sinh con khỏe mạnh. Dù không có cách điều trị cụ thể cho loại sẩy thai này, nhưng có nhiều lựa chọn để giúp chị em có thai.

    Nếu có triệu chứng mang thai hóa học ở trên, bạn hãy đến bệnh viện phụ sản để chẩn đoán nguyên nhân tiềm ẩn. Nếu bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị thích hợp, bạn sẽ giảm nguy cơ mang thai hóa học vào lần có con tiếp theo.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 30/10/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo